SỐC ĐỘC TÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHƯ THẾ NÀO?

Độc tính là một nguyên nhân gây ra sốc tải ở hệ thống xử lý nước thải nói chung và hệ thống sinh học nói riêng. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống của chúng ta? Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về hiện tượng sốc độc tính và mức độ ảnh hưởng của nó qua bài viết sau đây.

Khu vực xử lý nước thải tại một nhà máy chuẩn ISO 9001
Khu vực xử lý nước thải tại một nhà máy chuẩn ISO 9001

Các giai đoạn hệ thống bị sốc do độc tính:

Độc chất thường là các hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp khó phân hủy. Khi các hợp chất này xuất hiện trong hệ thống trước tiên sẽ làm giảm hiệu suất ở các công đoạn tiền sinh học (hóa lý, hóa học, lắng,…). Sau các quá trình đó chất độc vẫn không được phân hủy thậm chí chuyển sang dạng tồn tại độc hơn đi vào bể vi sinh, lúc này các vi sinh vật trong bể vi sinh sẽ sốc và chết do nhiễm độc. Mật độ vi sinh giảm dần kéo theo hiệu suất xử lý giảm từ đó kết quả nước đầu ra sẽ không đạt.

Kiểm tra mật độ vi sinh thường xuyên để đảm bảo duy trì đủ mật độ tránh bị sốc độc tính
Kiểm tra mật độ vi sinh thường xuyên để đảm bảo duy trì đủ mật độ tránh bị sốc độc tính

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Vi sinh xử lý nước thải Microbelift IND

Tác động của độc chất lên hệ thống sinh học thường trải qua 3 giai đoạn (GĐ) sau:

  • GĐ 1: khi nồng độ chất hóa học có độc tính tăng cao à ức chế hoạt động sinh học của các vi sinh vật (VSV) có lợi, các VSV ảnh hưởng nặng nhất là các VSV xử lý Nito vì chúng rất nhạy với chất độc --> VSV có lợi hao hụt à tốc độ hô hấp chậm, làm tăng độ đục của nước à tăng BOD, COD, TSS cùng nhiều những vấn đề liên quan khác.
  • GĐ 2: Một số VSV có khả năng kháng lại độc tố tốt hơn sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ làm chất dinh dưỡng à bắt đầu vào pha gia tăng số lượng.
  • GĐ 3: số lượng vi sinh tốt tăng dần là các hợp chất độc hại bị pha loãng và đào thải dần theo dòng nước thải ra quần thể VSV có lợi khôi phục dần và trở lại giai đoạn tiền sốc.

Tuy nhiên, việc tái tạo lại quần thể VSV có lợi cần rất nhiều thời gian. Không phải hệ thống nào cũng đủ “sức để kháng” để tự hồi phục. Vì vậy, cần phải bổ sung thêm VSV gốc cũng như chất dinh dưỡng để thúc đẩy vi sinh tăng sinh mật độ.

Đơn vị tin dùng Microbelift IND khôi phục lại hệ thống nhanh chóng và cực kỳ tiết kiệm
Đơn vị tin dùng Microbelift IND khôi phục lại hệ thống nhanh chóng và cực kỳ tiết kiệm

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Vi si xử lý nước thải Microbelift IND

→ Tham thêm khảo bài viết: Sử dụng Microbelift IND như thế nào cho hợp lý

Các loại độc tố thường gặp trong hệ thống xử lý nước thải:

  • Phenol: là một hóa chất thường gặp trong sản xuất keo, nhựa nhân tạo, ngành dệt may, chế biến dầu khí,…Ngoài ra, Phenol và các dẫn xuất khác (các hợp chất tạo thành từ phenol) là nguyên liệu cho ngành sản xuất thuốc trừ sâu diệt cỏ,…
  • Cyanide (hay còn gọi là cyanua CN-): hợp chất ion này rất phổ biến trong ngành khai thác mỏ, chế biến quặng, luyện kim, xi mạ,…Có thể nói Cyanua này là một chất cực kỳ độc với thực thể sống. Đối với con người có thể gây tổn thương não hệ thần kinh và tim mạch nếu hít phải dù là nồng độ rất loãng hoặc tiếp xúc với 1 lượng rất ít (khoảng vài miligam).
  • Các hợp chất dung môi có tính tẩy rửa: với các hợp chất này luôn có tính sát khuẩn và tính oxy hóa mạnh. Các chất này vào hệ thống sinh học sẽ phản ứng phá hủy thành tế bào của VSV từ đó giảm mật độ nhanh chóng cho đến khi các chất này phản ứng hết.
  • Chất hoạt động bề mặt ở nồng độ cao: Chất hoạt động bề mặt gây ức chế hoạt động của vi sinh, khi sục khí hoặc khuấy động sẽ hình thành một lớp bọt phủ lên trên bề mặt bể làm ngăn nước tiếp xúc với oxy từ đó giảm lượng oxy hòa tan trong bể hiếu khí.
Mẫu nước thải chứa nhiều bọt
Mẫu nước thải chứa nhiều bọt
Bể vi sinh nhiều bọt sẽ lôi cuốn vi sinh lên trên, vi sinh chết bám vào thành bể cũng như các ống dẫn
Bể vi sinh nhiều bọt sẽ lôi cuốn vi sinh lên trên, vi sinh chết bám vào thành bể cũng như các ống dẫn
Bọt quá nhiều tại bể vi sinh làm giảm DO và khó quan sát tình hình của bể
Bọt quá nhiều tại bể vi sinh làm giảm DO và khó quan sát tình hình của bể

Lợi ích khi sớm nhận biết hệ thống bị sốc do độc tố:

  • Để phát hiện được sốc tải cần phải quan sát, giám sát hệ thống thường xuyên. Kể cả khi được đầu tư trang thiết bị quan trắc hiện đại thì việc đích thân người vận hành theo dõi trực tiếp hệ thống là cực kỳ quan trọng
  • Khi phát hiện được sốc tải do độc tố khi đó việc nhanh chóng xác định nguồn độc tố để có biện pháp loại bỏ phù hợp giúp hệ thống nhanh chóng phục hồi
  • Sớm phát hiện sốc tải do độc tố giúp người vận hành thúc đẩy nhanh giai đoạn 2, rửa trôi hoặc xử lý nhanh nguồn độc tố và có biện pháp hỗ trợ quá trình tái tạo lại hệ VSV có lợi.

Tác giả: Lê Nguyên


Mọi thắc mắc về “Sốc độc tính ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải như thế nào”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: nguyenle@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo