Quản Lý Khí Độc H2S Trong Ao Nuôi Tôm

Hydrogen sulfide (H2S) có thể được hình thành và sinh ra ở lớp trầm tích dưới đáy ao. Đây là thành phần gây hại cho thủy sinh vật. Vì nó cản trở quá trình ô-xy hóa lại của Cytochrome A3 trong quá trình hô hấp.

Một vài biện pháp để có thể giảm tác động có hại của H2S là cho ăn hợp lý để giảm thiểu lượng thức ăn thừa trên mặt ao. Sục khí để tăng cường mức độ ô-xy hóa. Tạo dòng chảy ở đáy hồ, thêm vôi xuống đáy hồ để ngăn chặn lớp trầm tích.

Sulfua là thành phần cần thiết cho cây cối, sinh vật và cả vi khuẩn. Chúng hiện diện trong nước tự nhiên hoặc trong nước nuôi trồng thủy sản ở dạng ion Sulfua. Ở những khu vực ẩm ướt, nồng độ Sulfat thường là 5-50mg/l. Nhưng ở những khu vực khô, nồng độ này thường cao, khoảng 100mg/l. Trung bình, nước biển chứa 2700mg/l Sulfat.

Tuy nhiên Sulfat hiếm khi được dùng để tăng cường các loại nồng độ của môi trường nước xung quanh. Chúng thường xuất hiện trong thức ăn và khi ta thay đổi một vài thành phần trong môi trường nước.

 

Quản lý khí độc H2S trong ao nuôi tôm
Quản lý khí độc H2S trong ao nuôi tôm

Những vấn đề trong nuôi trồng thủy sản

Các vấn đề về Sulfua trong nuôi trồng thủy sản, thường là liên quan đến H2S. Sulfide có thể xuất hiện trong môi trường nước bởi sự chuyển hóa của Desulfovibrio và một số vi khuẩn khác được tìm thấy trong khu kị khí. Đặc biệt là trong lớp trầm tích.

Những vi khuẩn này sử dụng ô-xy trong Sulfat như một phương án thay thế cho ô-xy phân tử trong quá trình hô hấp. Có 3 thể Sulfide (H2S, HS, S2), chúng tồn tại trong môi trường cân bằng pH và phụ thuộc vào nhiệt độ. Sự phân bổ của pH cho 3 thể Sulfide ở mức 25 độ C.

Khi pH tăng lên, H2S giảm xuống và HS tăng lên cho đến khi 2 thành phần cân bằng ở mức pH7. Ở mức pH lớn hơn, HS sẽ thành thể chi phối, không có S2 cho đến khi mức pH là 11.

Tham khảo sản phẩm: 

H2S là thành phần gây hại cho thủy sinh vật. Vì nó cản trở quá trình ô-xy hóa lại của Cytochrome A3 trong quá trình hô hấp. Hiệu ứng này hoàn toàn gây ra bởi H2S. Trong khi HS là thành phần không độc hại. Ngay cả khi nó độc hại, S2 cũng không phải là vấn đề, vì nó sẽ không xảy ra ở mức pH trong ao nuôi thủy sản. Chúng ta có thể dùng test Sera để kiểm tra nồng độ pH của ao nuôi tô. Từ đó sẽ kiểm tra, đánh giá khí độc H2S dễ dàng hơn.

Quản lý khí độc H2S trong ao nuôi tôm
Quản lý khí độc H2S trong ao nuôi tôm

Nồng độ Hydrogen Sulfide

Nồng độ H2S sẽ được xác định từ tổng nồng độ Sulfide. Vì phương pháp tính nồng độ Sulfide được tính từ tổng nồng độ của 3 thể Sulfide

Tỷ lệ H2S tại các giá trị pH và nhiệt độ khác nhau trong bảng 1, có thể được dùng để ước lượng độ H2S. Để minh họa, giả sử độ pH đang là 7.5, nhiệt độ là 26 độ C, môi trường nước ngọt có nồng độ Sulfua là 0.5mg/l. Các yếu tố cho điều kiện này là 0.238. Nhân lên với nồng độ Sulfua 0.5mg/l, ta có nồng độ H2S là 0.119mg/l. Trong môi trường nước biển, có cùng nhiệt độ và độ pH. Chỉ số của các yếu tố điều kiện sẽ giảm đi khoảng 0.9.

Sulfide trong trầm tích

H2S trong lớp trầm tích chủ yếu là do sự sụt giảm Sulfat bởi các vi sinh vật. Sự sụt giảm Sulfat xảy ra khi ô-xy hóa khử thấp. Như vậy, Sắt và các Mangan thường xuất hiện ở những khu vực mà H2S được sinh ra.

Sắt, Mangan và các kim loại khác sẽ nhanh chóng phản ứng với H2S để tạo thành các Sulfua kim loại. Thành phần này sẽ không hòa tan mà kết tủa. Quá trình này sẽ làm giảm nồng độ H2S. Tuy nhiên vẫn có đến 100mg/L H2S được tìm thấy trong lớp trầm tích.

H2S trong lớp trầm tích có thể phát tán khắp đáy hồ bằng cách khuếch tán. Nó cũng có thể được hòa vào dòng chảy của nước. Do những rối loạn sinh học ở lớp trầm tích hoặc do dòng nước chảy mạnh. Nếu tốc độ phán tán của H2S nhanh hơn tốc độ ô-xy hóa của nó. Độc tố sẽ tích tụ lại, nhất là khu vực một vài cm, ngay phía trên lớp trầm tích.

Chất độc 96 giờ nồng độ 50 (LC50) cho các loài cá nước ngọt nằm trong khoảng 20-50mg/l. Thậm chí ở nồng độ thấp hơn cũng sẽ gây khó chịu cho cá và làm chúng nhiễm bệnh. Tuy nhiên với LC50, trong thử nghiệm cũng đã giết chết khoảng 50% các loài trong một khoảng thời gian nhất định.

Lí tưởng nhất, các loài cá nước ngọt không nên tiếp xúc với nồng độ H2S khoảng 2mg/L trong khoảng thời gian dài. Tôm và các loài sinh vật biển khác thì dường như chịu sự ảnh hưởng của H2S ít hơn là so với các loài nước ngọt.

Giá trị cho 96 giờ LC50 của các loài sinh vật biển nằm trong khoảng 50-500mg/L. Tuy nhiên nồng độ H2S không nên vượt quá 5mg/l trong các ao nuôi trồng thủy sản nước lợ. Cũng như các loài nước ngọt, nồng độ H2S tăng cao sẽ dễ dàng gây hại và gây bệnh cho các loài nước mặn. Đặc biệt là các trường hợp nuôi tôm.

Đo lường

Nồng độ Sulfide được đo lường bằng những phương pháp khá phức tạp theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm. Tuy nhiên người nuôi trồng thủy sản cũng có thể sử dụng những bộ Kits đo H2S để có thể nắm được nồng độ H2S dễ dàng hơn. Những bộ Kit này thường cho chúng ta kết quả tương đối đáng tin cậy

Kit thử nhanh H2S trong ao nuôi - Quản lý khí độc H2S trong ao nuôi tôm
Kit thử nhanh H2S trong ao nuôi – Quản lý khí độc H2S trong ao nuôi tôm

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Kit thử nhanh H2S trong ao nuôi

Dĩ nhiên, để nắm được chính xác nồng độ H2S thì cần biết được nhiệt độ của nước và độ pH. H2S cũng có thể dễ dàng được phát hiện bởi đặc điểm hết sức mạnh mẽ đặc trưng của nó, mùi trứng thối. Đo nồng độ H2S còn có nghĩa là đo nồng độ hòa tan ô-xy thấp trong nước hoặc trong lớp trầm tích. Lúc này ta nên tăng cường sục khí

Quản lý khí độc H2S trong ao nuôi tôm
Quản lý khí độc H2S trong ao nuôi tôm

Quản lý

Như đã đề cập ở trên, dòng nước và thiết bị lọc khí có thể làm xáo trộn lớp trầm tích và gây phát tán H2S. Tuy nhiên, sục khí lại có không dẫn đến điều này. Chính vì vậy mà các thiết bị sục khí cần phải được bố trí ở các vị trí thích hợp để giảm thiểu sự xáo trộn lớp trầm tích.

Những biện pháp chính để giảm thiểu lượng H2S có thể là cho ăn hợp lý để giảm thiểu lượng thức ăn thừa trên mặt ao. Sục khí để tăng cường mức độ ô-xy hóa, tạo dòng chảy ở đáy hồ.. Thêm vôi xuống đáy hồ để ngăn chặn lớp trầm tích.

Giữa các mùa vụ, đáy ao nên được làm sạch, trầm tích cần phải được loại bỏ khỏi đáy ao. Những nơi quá sâu để có thể làm sạch, đáy ao nơi có nhiều tính axit cần được bón vôi

Ngoài ra còn có một vài sản phẩm có thể được dùng để làm giảm bớt các vấn đề về H2S. Bao gồm cả những ứng dụng của permanganat kali với nước, loại này có nồng độ cao hơn nồng độ H2S 6-8 lần. Những hợp chất như sắt oxit cũng có thể được dùng để bồi lắng ở mức 1kg/m2 hoặc hơn để tăng sự kết tủa của H2S thông qua các lỗ hổng của lớp trầm tích.

Sodium Nitrate có thể được thêm vào các dòng chảy của nước để duy trì sự ổn định cho các thành phần ô-xy và nhằm làm giảm sự khuếch tán của H2S. Khoáng chất Zeolite được tin rằng sẽ có tác dụng loại bỏ H2S. Tuy nhiên, để đạt được mức có thể loại bỏ được H2S, giá thành cho việc này là không hề nhỏ.

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Zeolite xử lý nước ao nuôi tôm


Mọi thắc mắc về “Quản lý khí độc H2S trong ao nuôi tôm”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo