Phương Pháp Phòng Ngộ Độc Thực Phẩm Trong Ngày Nắng Nóng

Qua số liệu thống kê các vụ ngộ độc thực phẩm những năm gần đây cho thấy hầu hết nguyên nhân gây ngộ độc là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, Campylobacter, E.coli,…Vậy các vi khuẩn này lại xâm nhập vào thực phẩm của chúng ta như thế nào?

phòng ngộ độc thực phẩm trong ngày nắng nóng

Vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm bằng 2 con đường:

Vi khuẩn gây bệnh có trong môi trường: không khí, khói, bụi, đất, nước thải,…xâm nhập vào thực phẩm bất cứ giai đoạn nào trong chuỗi cung cấp thực phẩm như: Nuôi/trồng, thu hoạch/giết mổ, chế biến, vận chuyển và  lưu thông.

Vi khuẩn gây bệnh có trong thực phẩm sống sẽ nhiễm chéo vào thực phẩm chín/ thực phẩm ăn liền mà khi ăn không qua xử lý nhiệt (quả chín, bún, bánh..), trong khi chế biến thực phẩm qua bàn tay; bề mặt dao thớt, khăn lau; ruồi nhặng,…có nguy cơ đe dọa mất an toàn thực phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong thực phẩm.

dao thớt ẩn chứa nhiều vi khuẩn

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm:

1. Chọn thực phẩm tươi

Thời tiết nóng bức, thực phẩm rất dễ bị hỏng, vì vậy nên chọn các loại thực phẩm tươi và sử dụng trong ngày, không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

2. Luôn làm nóng thực phẩm

Nếu bạn không để thực phẩm vào tủ lạnh ngay sau đó, hãy hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ 60 độ C hoặc hơn với món có thể làm nóng.

3. Đừng để thức ăn nguội lạnh

Đừng để thức ăn ở ngoài quá lâu rồi mới cho vào tủ lạnh. Hãy nhớ luôn hâm nóng thức ăn để chúng không hỏng, sinh mốc quá nhanh. Sau đó bạn cũng có thể chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ để chúng mau nguội nhanh hơn khi được đặt trong tủ lạnh.

4. Rã đông thực phẩm hoàn toàn

Trừ khi bạn dùng các loại thực phẩm có thể nấu chín mà không cần rã đông, nếu không, bạn phải luôn rã đông thực phẩm hoàn toàn trước khi nấu.

5. Không cho quá nhiều đồ vào tủ lạnh

Bạn cần đảm bảo có không khí lưu thông bên trong tủ lạnh để quá trình làm mát được hiệu quả. Bạn có thể để nước ở các ngăn đá và dành các không gian làm mát cho các loại thực phẩm thông thường.

6. Luôn sử dụng nước sạch khi làm đồ uống

Mùa hè thường sử dụng đá để làm mát đồ uống nên cần lưu ý sử dụng nguồn nước sạch và đun sôi nước trước khi làm đá .

Trích nguồn: https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/phong-ngo-doc-thuc-pham-trong-ngay-nang-nong-51511.html

Ngoài ra, Tin Cậy còn cung cấp giải pháp phát hiện độc tố trong thực phẩm một cách nhanh chóng, chính xác với bộ kit kiểm tra nhanh của Bộ Công An; bao gồm các chỉ tiêu như: kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả củ, trái cây; formolsunfit trong đồ hải sản, thịt cá; hàn the trong giò chả, bún, phở; hypochlorid trong đồ muối chuaphẩm màu trong bánh – kẹo – mứt; methanol trong rượu, ôi khét dầu mỡ trong dầu tái sử dụng,…

Bộ kit an toàn thực phẩm - Bộ Công An
Bộ kit an toàn thực phẩm – Bộ Công An
Kit kiểm tra ure và sunfít trong hải sản tươi sống
Kit kiểm tra ure và sunfít trong hải sản tươi sống
Kiểm tra ôi khét trong dầu ăn đã qua sử dụng
Kiểm tra ôi khét trong dầu ăn đã qua sử dụng

Xem thêm:

Bộ test nhanh an toàn vệ sinh thực phẩm – FT05

Tác giả: Hương Sen (TH)


Mọi thắc mắc về “Phòng ngộ độc thực phẩm trong ngày nắng nóng”, xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0358 871 302 – 0902 671 281 – 0902 701 278 – 0903 908 671

Email: baotran@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo