Phòng Bệnh Thiếu Khoáng Trên Tôm Thẻ
Khi thấy tôm bị cong thân đục cơ, chúng ta nhanh chóng chẩn bệnh: tôm thiếu khoáng. Nhưng mình đã bổ sung đầy đủ khoáng từ đầu vụ tới giờ, lẽ nào lại thiếu? Vậy vấn đề là thiếu khoáng dẫn đến bệnh hay dư khoáng trong nước nhưng tôm không thấp thụ hết?
Hôm nay, Tin Cậy sẽ chia sẻ với bà con về vấn đề này: thiếu khoáng, đủ khoáng.

Sinh vật nào cũng vậy, mốn sống được và phát triển khỏe mạnh thì phải lấy đươc đầy đủ khoáng chất từ môi trường. Thiếu khoáng gây ra suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc, thậm chí là chết. Nói về tôm, là loài động vật rất nhạy cảm với sự biến động với môi trường, mà giá trị kinh tế cao, nên cần phải đặc biệt chú ý.
Nếu tôm 30 ngày tuổi trở lên bị thiếu khoáng thì sẽ có những dấu hiệu sau:
Khoáng chất | Dấu hiệu |
Canxi, photpho | Tôm ăn ít, chậm lớn, vỏ mỏng |
Magie, kali | Dễ bị cong thân đục cơ, mềm vỏ |
Sắt | Gan vàng |
Đồng, kẽm, mangan, selen, coban | Giảm bắt mồi, tôm chậm lớn, giảm đề kháng |
Trước tiên, dùng test nhanh để kiểm tra lượng khoáng Ca, Mg, K có trong nước.
- Test Ca Sera – Kiểm tra nhanh canxi trong nước
- Test Mg Sera – Kiểm tra nhanh Magie trong nước
- Test Mg/Ca JBl – Kiểm tra nhanh Mg/Ca trong nước
- Test Kali JBl – Kiểm tra nhanh Kali trong nước

- Độ mặn thấp dưới 4 ppt, Ca phải từ 130-150mg/l, Mg: 280-300mg/l, K: 30-40mg/l.
- Độ mặn dưới 8ppt, Ca phải từ 150-160mg/l, Mg: 390-400mg/l, K: 100-110mg/l.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Thiếu khoáng trên tôm thẻ
Nếu thiếu khoáng thì phải ngay lập tức bổ sung, tùy theo mức độ thiếu nhiều hay ít mà bà con cân chỉnh liều lượng cho hợp lý.
Khoáng tạt thì rẻ nhất vẫn là nước biển. Nếu bà con tìm được nguồn mua nước biển thì rất tốt. Còn không thì phải dùng khoáng nguyên liệu, theo tỉ lệ Ca:Mg:K:Na là 1:4:1:1.
Tin Cậy lấy ví dụ ao 4.000m3, 200.000 post. Tăng canxi tạt CaCO3 hoặc CaCl2 (2kg/1.000m3), tăng magie tạt Dolomite hoặc MgCl2 (8kg/1.000m3), tăng kali tạt KCl (2kg/1.000m3).
Tăng natri thì bổ sung muối ăn trực tiếp vào men vi sinh, 10gr/30 lit vi sinh đã ủ. Công thức ủ EM Aqua đã có bổ sung nước mắm hoặc muối ăn, nên bà con không cần lăn tăn việc thiếu khoáng natri. Ủ theo công thức và tạt theo liều lượng khuyến cáo là tốt nhất.

Bổ sung khoáng ăn NOVA Calphos và Azomite vào khẩu phần ăn. Trộn 5ml Calphos và 5mg Azomite vào 1kg thức ăn, để yên 30 phút cho ngấm vào thức ăn rồi cho tôm ăn. Mỗi tuần cho ăn 2-3 lần là đủ.
Tham khảo chi tiết sản phẩm:
Đủ khoáng
Nếu kết quả test nhanh cho thấy khoáng vẫn đầy đủ thì chứng tỏ lượng khoáng trong ao dồi dào nhưng tôm không đủ sức khỏe để hấp thu. Sức khỏe của tôm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chất lượng con giống
- Môi trường nước
- Dinh dưỡng
Về con giống:
Bà con cần chọn con giống tốt ngay từ đầu. Để ý mùa này giống không tốt thì mùa sau đổi nhà cung cấp giống.
Về môi trường nước:
Kiểm tra tảo, khuẩn, phèn, oxi hòa tan, sự biến động pH, kiềm, khí độc NH3, NO2 trong ao. Xác định vấn đề gì đang xảy ra và có biện pháp khắc phục kịp thời. Bà con cần phải sử dụng vi sinh định kỳ để ngăn chặn từ đầu sự hình thành khí độc, vì khi bị khí độc rồi rất khó giải quyết và tốn nhiều chi phí.

Về dinh dưỡng:
Cho tôm ăn thức ăn chất lượng cao, bổ sung men tiêu hóa để hỗ trợ đường ruột, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tôm tăng sức đề kháng.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Cải thiện được sức khỏe của tôm, tự động chúng sẽ lại ăn mạnh, tự động hấp thu khoáng từ nước, từ đó giải quyết được căn bệnh thiếu khoáng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hiểu nhiều hơn về con tôm, nắm rõ kỹ thuật sẽ giúp bà con mạnh dạn hơn khi quyết định bắt đầu vụ mới, từ đó tích lũy nhiều kinh nghiệm và đạt được năng suất cao.
Tin Cậy kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về “Phòng bệnh thiếu khoáng trên tôm thẻ”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Facebook: Thủy Sản Tin Cậy
Bài viết liên quan
Cá Bị Nấm Bệnh Xử Lý Như Thế Nào?
Cá Bị Nấm Bệnh Xử Lý Như Thế Nào? Bệnh nấm trên cá cũng là [...]
Th11
Tình Trạng Hồ Câu Giải Trí Thường Gặp – Giải Pháp Xử Lý
Tình Trạng Hồ Câu Giải Trí Thường Gặp – Giải Pháp Xử Lý Thủy Sản [...]
Th11
Giải Pháp Phòng Tôm Bị Xanh Gan, Trống Ruột
Giải Pháp Phòng Tôm Bị Xanh Gan, Trống Ruột Trước tình hình thời tiết thất [...]
Th11
Tảo Độc Trong Ao Nuôi Tôm Và Giải Pháp Xử Lý
Tảo Độc Trong Ao Nuôi Tôm Và Giải Pháp Xử Lý Tảo có vai trò [...]
Th10
Giải Pháp Phòng Bệnh EHP Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
Giải Pháp Phòng Bệnh EHP Trên Tôm Thẻ Chân Trắng EHP là bệnh vi bào [...]
Th10
Giải Pháp Xử Lý Hiệu Quả Ao Tôm Khi Trời Mưa
Giải Pháp Xử Lý Hiệu Quả Ao Tôm Khi Trời Mưa Mùa mưa, đặc biệt [...]
Th10