Phèn Chua Và Ứng Dụng Trong Xử Lý Nước Thải

Phèn chua và ứng dụng của nó rất đa dạng. Đặc biệt là trong lĩnh vực xử lý nước thải. Vừa an toàn, giá thành hợp lý, sử dụng đơn giản. Dân số phát triển nhanh kèm theo tốc độ phát triển của đất nước, dẫn đến nhu cầu nước sinh hoạt tăng cao. Kéo theo đó đòi hỏi phải tăng cường sản xuất và cung cấp những loại hóa chất xử lý nước. Một trong những loại hóa chất đáp ứng được các yêu cầu trên thì không thể không nhắc đến phèn chua (hay còn gọi là phèn nhôm). Phèn chua thường ở dạng tinh thể có màu trắng hay màu vàng đục. Là hóa chất có vai trò rất quan trọng trong các ngành công nghiệp xử lý nước thải.

Tổng quan

Phèn chua còn gọi là phèn nhôm. Phèn chua có dạng những hạt tinh thể to, nhỏ không đều. Chúng không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn.

Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng, nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Cũng do tạo kết tủa Al(OH)3 nên khi khuấy vào nước, đã dính kết các hạt rắn nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt cặn to hơn, nặng và lắng chìm xuống làm nước trở nên trong vắt.

Các loại phèn chua

Có 2 loại phèn chua: phèn đơn và phèn kép.

Phèn chua và ứng dụng – Phèn đơn

* Công thức hóa học

  • Phèn đơn hay còn gọi là nhôm sunfat có công thức Al2(SO4)3.nH2O, thường gặp Al2(SO4)3.18H2O chứa 15% Al2O3hoặc Al2(SO4)3.14H2O chứa 17% Al2O3.
  • Tùy theo điều kiện sản xuất, có thể thu được nhiều loại tinh thể nhôm sunfat hydrat hóa trị khác nhau, trong đó giá trị của n có thể là 16, 17, 18, 27,…
phenchua
Phèn đơn cục Al2(SO4)3.nH2O                  Phèn đơn bột Al2(SO4)3.nH2O

* Đặc điểm

  • Dạng tấm, mảnh có kích thước không xác định. Có màu trắng hay vàng đục.
  • Quá trình hình thành
  • Sản xuất từ nguyên liệu hydroxyt nhôm và axit sunfuric kỹ thuật.
  • Công dụng
  • Sản phẩm dùng trong ngành sản xuất giấy, lọc nước, ….

Phèn chua và ứng dụng – Phèn kép

* Công thức hóa học

  • Là muối sunfat kép với công thức AM(SO4)2.nH2 Trong đó, A là một cation hóa trị một như kali hoặc amoni và M là một ion kim loại hóa trị ba như nhôm.
  • Có 2 loại phèn kép điển hình là Kali nhôm sunfat hay còn gọi là phèn nhôm kali có công thức K2SOAl2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O. Loại phèn kép thứ hai là Amoni nhôm sunfat hay còn gọi phèn nhôm amoni với công thức hóa học(NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay (NH4)Al(SO4)2.12H2O.

* Đặc điểm

  • Phèn nhôm kali có tinh thể hình bát diện, trong suốt, không màu, khối lượng riêng 1,75g/cm3; đun nóng đến 2000C thì mất nước kết tinh, thành phèn khan ở dạng bột trắng (thường gọi là phèn phi hoặc khô phèn) ít tan trong nước.
  • Còn phèn nhôm amoni là dạng tinh thể màu trắng, có khối lượng riêng 1,65g/cm3, dễ tan trong nước.
  • Cả 2 loại phèn kép này đều có dạng bột, dạng cục có kích thước không xác định.

* Quá trình hình thành

  • Phèn nhôm kali: sản xuất từ nguyên liệu hydroxyt nhôm, axit sunfuric và kali sunfat.
  • Phèn nhôm amoni: sản xuất từ nguyên liệu hydroxyt nhôm, axit sunfuric và amôn sunfat.

* Công dụng

  • Sản phẩm dùng trong công nghệ xử lý nước, chế biến hải sản.
  • Phèn chua (phèn kép) hòa tan trong nước, sử dụng như một chất kết tủa trong xử lý nước, xử lý nước thải, và  trong công nghiệp sản xuất giấy, dệt nhuộm hay in ấn, cao su.
Phèn chua và ứng dụng
Phèn chua và ứng dụng trong xử lý nước thải

Phèn chua và ứng dụng chung

Phèn chua là loại hóa chất keo tụ tham gia vào quá trình keo tụ, nhằm làm kết dính các hạtkeo lơ lửng trong nước, thành các hạt cặn lớn hơn có thể loại bỏ tại các bể lắng.Trong quá trình lọc nước, phèn nhôm được sử dụng làm các tạp chất khi bị đông lại thành các hạt lớn hơn và sau đó lắng xuống đáy bình nước dễ dàng hơn.

Phèn chua và ứng dụng
Phèn chua và ứng dụng trong xử lý nước thải

Ngoài ứng dụng trong công nghệ xử lý nước, phèn nhôm còn được ứng dụng vào các ngành công nghiệp.

Trong công nghiệp nhuộm vải: Khi nhuộm hydroxit được sợi vải hấp thụ và giữ chặt sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền. Cho nên phèn nhôm có tác dụng làm chất gắn màu.

Trong công nghiệp giấy, phèn nhôm được cho vào bột giấy cùng với muối ăn. Nhôm clorua được tạo nên do phản ứng trao đổi bị thủy phân mạnh hơn tạo nên hydroxit, hydroxit này sẽ kết dính những sợi xenlulo với nhau làm cho giấy không bị nhòe mực khi viết.

Ngoài ra, đôi khi phèn nhôm cũng được dùng để làm giảm độ pH của đất vườn vì nó thủy phân để tạo thành kết tủa hydroxit nhôm và một dung dịch axit sunfuric loãng.

Bảo quản và sử dụng

Khi sử dụng phèn bạn hoàn toàn có thể đảm bảo về mức độ an toàn của nó khi biết cách sử dụng. Không nên sử dụng một cách trực tiếp khi tiếp xúc với da, mà thay vào đó là nên sử dụng đồ bảo hộ như áo dài tay, ủng, kính mắt, khẩu trang,…

Người dùng nên biết cách bảo quản phèn chua thật tốt để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và đặc biệt là những nơi ẩm ướt.Khi sử dụng xong nên bao bọc cẩn thận và đặt đúng nơi quy định.Sử dụng xong không nên tái chế bao bì để sử dụng với mục đích khác.

Trên đây là tập hợp các thông tin liên quan về phèn chua (hay còn gọi là phèn nhôm). Hi vọng với những chia sẻ trên, mọi người đã phần nào hiểu được về phèn và ứng dụng của nó trong xử lý nước. Quý khách hàng còn có những thắc mắc cần giải đáp, thì hãy gửi câu hỏi về cho Chúng tôi, hoặc liên hệ trực tiếp cho Chúng tôi.


Mọi thắc mắc về “Phèn chua và ứng dụng trong xử lý nước thải”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức,Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com | tincaygroup@gmail.com | tincay@tincay.com

Youtube: Cty Tin Cậy

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo