Phân Biệt Mật Mía Và Mật Rỉ Đường

Mật mía và rỉ đường đều là những sản phẩm từ cây mía. Tuy có nhưng đặc tính gần giống nhau, nhưng ứng dụng lại khác nhau. Mía là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong ngành công nghiệp đường của thế giới. Ở Việt Nam, miền Trung là vùng đất truyền thống trồng cây mía. Việc canh tác mía rất đơn giản, chỉ cần lấy phần ngọn mía cắm xuống đất để mọc thành cây mía. Mía là cây khổng lồ thuộc họ lúa bao gồm cỏ, ngũ cốc và tre nứa. Cây mía thường được dùng để sản xuất đường. Mía chứa đường dưới dạng nước ngọt trong thân cây có nhiều xơ.

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường
Phân biệt mật mía và mật rỉ đường

Mỗi một quy trình sản xuất mía khác nhau, từ sản phẩm này qua sản phẩm khác, lại cho ra đời các sản phẩm khác nhau. Nói đến vấn đề này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về rỉ đường và mật mía. Là 2 thành phẩm được tạo ra từ cây mía, nhưng với quy trình sản xuất, thành phần, công dụng khác nhau.  Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta làm rõ vấn đề này.

Tổng quan về mật mía

Mật mía là chất lỏng dạng si-rô, tương tự như mật ong. Là sản phẩm thu được từ cây mía, có màu vàng óng, vị thanh ngọt. Mật mía được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường
Phân biệt mật mía và mật rỉ đường

Thành phần

Các chất dinh dưỡng có trong mật mía: carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra còn có vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như canxi, phospho, sắt… và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric…

Quá trình sản xuất mật mía

Trước tiên, cây mía khi thu hoạch được chặt bỏ ngọn và gốc. Khi đưa về các xưởng ép mía, nguyên liệu có thể được làm sạch sơ bộ, sau đó đưa vào ép. Việc ép mía trước đây chủ yếu dùng sức người hoặc sức trâu, bò kéo. Tuy nhiên hiện nay nhiều nơi đã chuyển sang dùng máy ép, do vậy năng suất nâng cao rõ rệt. Đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường
Phân biệt mật mía và mật rỉ đường

Nước mía thu được sau khi ép được lọc sau đó đem đi cô, còn gọi là nấu mật. Người nấu mật phải giữ lửa trong lò luôn ổn định và luôn đảo mật đều. Nếu lửa quá to hoặc tay đảo không đều thì mật dễ bị cháy. Trong khi nấu mật, phải vớt phần bọt đen để giữ cho sản phẩm có màu đẹp. Quá trình nấu mật kết thúc khi nước mía chuyển sang sền sệt và có màu đỏ au. Sản phẩm được để nguội sau đó rót vào thùng chứa.

Công dụng

Mật mía được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.. Người ta sử dụng mật mía để làm các loại bánh, chế biến các món chè, dùng trong nấu ăn, giải khát. Bên cạnh đó, mật mía còn là 1 vị thuốc bổ, có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Phân biệt mật mía và rỉ đường - Phân biệt mật mía và mật rỉ đường
Phân biệt mật mía và rỉ đường – Phân biệt mật mía và mật rỉ đường

Bảo quản

Đầu tiên chúng ta cần phải nấu lại mật cho sôi. Sau khi nguội chúng ta có thể bảo quản trong chai ở nhiệt độ bình thường, không cần thiết phải để vào tủ lạnh. Vì mật rất dễ cháy nên khi nấu mật phải thật nhỏ lửa và thường xuyên khuấy. Khi nấu gần sôi thì mở nắp nồi để kiểm soát, tránh bị tràn. Sau khi sử dụng, mật còn thừa không được đổ lại chai đang đựng mật.

Tổng quan về rỉ đường

rỉ đường hay còn gọi là mật rỉ đường. Rỉ mật là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường.

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường
Phân biệt mật mía và mật rỉ đường

Thành phần

Thành phần hữu cơ - Phân biệt mật mía và mật rỉ đường
Thành phần hữu cơ – Phân biệt mật mía và mật rỉ đường
Thành phần dinh dưỡng - Phân biệt mật mía và mật rỉ đường
Thành phần dinh dưỡng – Phân biệt mật mía và mật rỉ đường

Quá trình sản xuất rỉ đường

Cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Đun sôi nước để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường được tách ra và phần mật mía tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần cô đặc, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là rỉ mật hay rỉ đường. Khoảng 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất.

Công dụng

Trong xử lý nước thải và môi trường: Nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải nghèo dinh dưỡng, khử mùi rác, phân hủy chất hữu cơ

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường
Phân biệt mật mía và mật rỉ đường

Trong ngành công nghiệp: Sử dụng trong sản xuất gạch. Được hỗn hợp với keo để dùng trong ngành in. Là một chất kết dính tốt, là nguyên liệu trong xây dựng trước đây

Trong ngành nông nghiệp: Làm phụ gia, nguyên liệu để sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi. Sử dụng làm mồi câu cá. Bổ sung vào đất trồng để tăng hoạt tính sinh học của đất. Sử dụng trong thủy canh để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Là nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại chế phẩm dùng trong nông nghiệp

Trong ngành thủy sản: dùng trong nuôi trồng thủy sản với mục đích kiểm soát nitơ, khí độc, amoni, pH trong ao nuôi. Giúp ổn định hàm lượng tảo, điều tiết, cân bằng quá trình quang hợp trong nước.

Bảo quản

rỉ đường là chất dinh dưỡng khá lý tưởng nên chúng rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Vì vậy cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bụi bẩn bay vào. Sau mỗi lần sử dụng, nếu còn dư thì phải đậy kín lại, không được đổ lại vào can.

Sự khác nhau giữa rỉ đường và mật mía

Nhìn chung, mật mía và rỉ đường đều là những nguồn thực phẩm bổ ích được làm ra từ cây mía. Chúng có vị ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Rỉ đường có màu sẫm dùng trong sản xuất các ngành công nghiệp. Là nguồn dinh dưỡng cho các loài động vật, trong đời sống hàng ngày và nông nghiệp. Còn mật mía thì ngược lại có màu vàng, sáng. Là nguồn dinh dưỡng cho con người dùng trong thực phẩm, chế biến các món ăn, thanh nhiệt.

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường
Phân biệt mật mía và mật rỉ đường

Mọi thắc mắc về “Phân biệt mật mía và mật rỉ đường”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức,Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo