Nước Cất Và Các Ứng Dụng Của Nước Cất

Nước cất là loại nước tinh khiết được ứng dụng và dùng trong nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu và y tế để tránh làm tạp các hóa chất khi pha ra sử dụng,….Nước này được tạo thành sau quá trình chưng cất và ngưng tụ nên được gọi là ‘nước cất’. Thành phần của nước cất hoàn toàn tự nhiên và tinh khiết, không chứa các tạp chất hữu cơ, vô cơ và các vi sinh vật nên nước cất thích hợp dùng làm dung môi pha chế, làm thí nghiệm, để tránh nhiễm các tạp chất vào dung dịch hóa chất. Bên cạnh đó, nước cất còn dùng để rửa các dụng cụ thí nghiệm khỏi các tạp hóa chất trước và sau khi sử dụng,…

Nước cất và các ứng dụng của nước cất. Nugồn ảnh: Internet
Nước cất và các ứng dụng của nước cất. Nugồn ảnh: Internet

Các loại nước cất

Nước cất được chia làm 3 loại theo số lần cất: nước cất 1 lần, 2 lần và 3 lần. Tên gọi nước cất 1 lần, 2 lần, 3 lần này dựa trên số lần chưng cất và thu hồi nước cất. Với nước cất 1 lần là nước được chưng cất và thu hồi 1 lần, nước cất 2 lần là nước cất từ nước đã được cất 1 lần chưng cất tiếp 1 chu trình nữa, tương tự ta có nước cất 3 lần sử dụng nước cất 2 lần chưng cất tiếp.

Nước cất 1 lần

Nước cất 1 lần ở đây tương ứng với nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm loại 3. Loại nước này phù hợp với hầu hết các phòng thí nghiệm làm việc theo phương pháp ướt và điều chế các dung dịch thuốc thử (TCVN 4851-89). Nước cất 1 lần ở đây tương ứng với nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm loại 3, được tạo thành sau 1 lần chưng cất. Thường được sử dụng để pha môi trường, các dung môi không cần độ tinh khiết cao.

Nước cất 2 lần

Nước cất 2 lần tương ứng với nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm loại 2; là loại nước có rất ít chất nhiễm bẩn vô cơ, hữu cơ hoặc keo và thích hợp sử dụng cho các mục tiêu phân tích nhậy, bao gồm cả quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) và xác định các thành phần ở lượng vết (TCVN 4851-89).

Nước cất 3 lần

Nước cất loại 3 là nước đạt tiêu chuẩn loại 1 cho nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm theo TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987). Không có chất nhiễm bẩn hoà tan hoặc keo ion và hữu cơ, đáp ứng những yêu cầu phân tích nghiêm ngặt nhất, bao gồm cả những yêu cầu về sắc ký chất lỏng hiệu năng cao (HPLC).

Các chỉ tiêu đánh giá nước cất

Với các đặc điểm phù hợp với các loại nước cất dùng trong phòng thí nghiệm theo TCVN 4851-89 nên nước cất thường được đánh giá theo các chỉ tiêu sau:

Tên chỉ tiêu

Các loại nước cất

Nước cất

1 lần

Nước cất

2 lần

Nước cất

3 lần

1. Độ pH ở 250C phạm vi bao hàmKhông áp dụngKhông áp dụng5,0 đến 7,5
2. Độ dẫn nhiệt ở 25oC tính bằng mS/m, không lớn hơn0,010,10,5
3. Chất lượng oxy hóa. Hàm lượng oxy (0) tính bằng mg/l không lớn hơn…Không áp dụng0,080,4
4. Độ hấp thụ ở 254nm và chiều dày 1cm, tính bằng đơn vị hấp thụ, không lớn hơn…0,0010,01Không quy định
5. Hàm lượng cặn sau khi bay hơi ở 110oC tính bằng mg/kg, không lớn hơn…Không áp dụng12
6. Hàm lượng sillic dioxit (SiO2) tính bằng mg/l, không lớn hơn…0,010,02Không quy định

Bảo quản

Theo quy định về tiêu chuẩn nước tinh khiết của dược điển Việt Nam 4, các loại nước cất này cần được đựng trong các đồ đựng kín. Và đồ đựng này không được làm thay đổi tính chất của nước.

Theo TCVN 4851- 89 nước cất một lần có thể đựng trong các bình chứa thích hợp, trơ, sạch, kín và đã được tráng bằng nước cùng nước cất 1 lần trước hoặc nước cất 2 lần. Đối với nước cất 2 lần cũng được bảo quản trong các bình chứa tương tự nước cất 1 lần, nhưng chỉ nên bảo quản số lượng vừa đủ, ít để dùng.

Khi nào cần sử dụng tiếp mới chưng cất để sử dụng, vì sau khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì nước cất 2 lần sẽ bị nhiễm tạp và không còn giữ được đặc tính để pha chế dung môi, hóa chất. Còn nước cất 3 lần không nên bảo quản, khi nào cần sử dụng tới thì chưng cất vì nước có thể bị nhiễm bẩn do hòa tan những thành phần dễ tan của bình chứa hay do hấp thụ cacbon dioxit và các tạp chất khác của khí quyển.

Ứng dụng

Nước cất thường được dùng trong các lĩnh vực y tế, thực phẩm, dược phẩm để đảm bảo yêu cầu rất khắt khe về độ tinh khiết và đáp ứng các yêu cầu khắt khe về vệ sinh. Trong các lĩnh vực này nước cất 2 lần thường dùng để pha chế hóa chất, dung môi phản ứng, rửa dụng cụ thí nghiệm và thiết bị, tẩy trùng hay kể cả tiêm trực tiếp vào cơ thể.

Nước cất và ứng dụng của nước cất. Nguồn ảnh: Internet
Nước cất và ứng dụng của nước cất. Nguồn ảnh: Internet

Không phải chỉ khi có yêu cầu khắc khe về độ tinh khiết hay vệ sinh ta mới dùng đến nước cất, mà trong công nghiệp để bảo quản các thiết bị gia nhiệt (ống chùm, ống lồng ống), hay nồi hơi người ta cũng dùng nước cất nhiều lần. Nước cất nhiều lần gần như không còn lẫn tạp chất cặn lắng nên khi sử dụng trong các thiết bị này không chỉ giữ sạch cho bề mặt tiếp xúc với nước của thiết bị hạn chế việc vệ sinh mà còn tăng hiệu quả truyền nhiệt giảm thất thoát nhiệt trong quá trình sản xuất giúp tiết kiệm chi phí năng lượng.

Đặc biệt, nước cất là loại nước tinh khiết gần như các mầm bệnh đều bị tiêu diệt hết trong quá trình đun nóng để chưng cất đặc biệt là khi nước đã trải qua 2-3 quá trình chưng cất , nên nước cất vẫn có thể dùng để uống nhằm cung cấp nước. Tuy nhiên, uống nước cất không đúng cách rất nguy hiểm cho sức khỏe nếu dùng trong 1 thời gian dài sẽ dẫn đến những tác động đáng kể. Vì trong nước cất gần như không còn các ion hay khoáng chất chất cần thiết cho cơ thể, vì vậy khi sử dụng nước cất để uống cần có hướng dẫn chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Cách tạo nước cất cho phòng thí nghiệm

Đối với các nước cất một lần, có thể sử dụng các dòng máy nước cất một lần đang có trên thị trường như của Hamilton, Bibby, Lasany,… để tạo ra nước cất sử dụng. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế sử dụng nước cất và lưu lượng nước của đơn vị mà ta có thể lựa chọn các thiết bị có công suất 4 lít/giờ, 8 lít/giờ hoặc 12 lít/giờ.

Máy cất nước một lần A4000 của Bibby
Máy cất nước một lần A4000 của Bibby

Để tạo được nước cất 2 lần, ta cần phải chưng cất 2 lần để tạo ra loại nước này. Việc này chúng ta cần phải sử dụng tới 2 máy cất nước để có thể tạo ra nước cất 2 lần. Tuy nhiên, hiện này trên thị trường cũng có các dòng máy nước cất 2 lần với nhiều mẫu mã máy khác nhau đến từ các hãng chế tạo máy nước cất nổi tiếng như Hamilton, Bibby,…

Máy nước cất 2 lần của Hamilton
Máy nước cất 2 lần của Hamilton

Ưu điểm của các dòng máy này là nhỏ gọn hoạt động tự động, tự ngắt khi quá nhiệt hay thiếu nước cấp vào mang lại tính an toàn cao cho máy. Máy được làm bằng thủy tinh chất lượng cao cho phép vệ sinh dễ dàng axit vô cơ mạnh giúp cho việc vệ sinh dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, trước khi lắp đặt một hệ thống máy cất nước, chúng ta cần phải lưu ý và chủng bị về khu vực lắp đặt, nguồn điện cung cấp, nguồn nước đầu vào, việc chuẩn bị bình chứa và vị trí thoát nước phù hợp để có thể tạo được nguồn nước cất tinh khiết và giúp máy vận hành tốt nhất. Quý khách có thể tham khảo chi tiết tại bài viết về “những lưu ý trước khi lắp đặt máy nước cất” theo link:https://tincay.com/nhung-luu-y-truoc-khi-lap-dat-may-nuoc-cat/

Bên cạnh đó, quý khách có thể tham khảo thêm vai trò và ứng dụng nước cất trong cuộc sống được làm rõ trong bài viết về “Ứng dụng của nước cất trong cuộc sống” theo link:https://tincay.com/ung-dung-cua-nuoc-cat-trong-cuoc-song/


Mọi thắc mắc về “Nước cất và ứng dụng của nước cất”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo