Những Vấn Đề Thường Gặp Khi Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vào Mùa Mưa

Những năm gần đây, việc nuôi trồng thủy sản trên cả nước đang rất phát triển đặt biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong số, những thế mạnh phải nói đến con tôm thẻ chân trắng, một loài thủy sản được nhập ở nước ngoài về, mang lại giá trị kinh tế cao. Đứng trước tình hình đó việc ồ ạt đẩy mạnh trong việc nuôi tôm thâm canh ngày càng nhiều.

Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa

Tuy nhiên, ngoài những thế mạnh về địa thế khí hậu thì cũng gặp không ít những khó khăn, dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Dưới đây là những lưu ý cũng như cách phòng tránh bệnh trên con tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa:

  • Độ mặn:

Vào mùa mưa lưu lượng nước đổ về từ thượng nguồn rất nhiều nên độ mặn tương đối thấp, có vùng thả tôm ở độ mặn 0 phần ngàn. Nên cần thiết phải báo độ mặn để cho những công ty giống có thể thuần độ mặn xuống mức gần bằng với ao đang chuẩn bị thả nuôi.

Trong thời gian chờ thả giống cần chạy quạt mạnh để cho có đủ lượng oxi hòa tan trong ao nuôi tôm. Cần thiết nên tạt yucca + vitamin C xuống ao nuôi trước 20 phút trước khi cho thả tôm. Điều đặt biệt lưu ý là mùa mưa ở ĐBSCL mưa thường vào xế chiều nên việc thả giống cần lưu ý.

Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
  • Xì phèn và các chất phù sa từ bờ ao chảy xuống do nước mưa:

Trong ao nuôi thâm canh, việc chuẩn bị ao rất quan trọng. Cần gia cố, tránh tình trạng nước trong ao ra ngoài cũng như nước bên ngoài tràn vào. Đối với những ao mới đào cần thiết phải đánh vôi xả phèn nhiều lần để khử. Khi mưa trong quá trình nuôi xảy ra mưa lớn sẽ làm cho các chất phù sa cũng như rửa trôi phèn trên bờ tràn xuống ao. Nước mưa có tính acid là nguyên nhân làm tôm thẻ chân trắng bị sốc dễ bị nhiễm bệnh.

Cần thiết phải rải vôi CaCO3 trên bờ ao và đánh xuống ao sau khi mưa. Hiện nay, có rất nhiều hộ dân sử dụng màng HDPE lót bờ hoặc nuôi siêu thâm canh lót bạt đáy lẫn bờ, giảm thiểu tối đa rủi ro. Bên cạnh đó, dùng vi sinh sử lý phèn BIO-TC5 là giải pháp thân thiện cho môi trường ao nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
  • Nhiệt độ:

Mưa lớn kéo dài hoặc mây mù nhiều ngày sẽ làm nhiệt độ trong ao tôm biến động tương đối cao. Việc giảm nhiệt độ này làm tôm giảm di chuyển, tôm tập trung dưới đáy ao nhiều hơn bình thường. Do vậy, việc cạnh tranh môi trường, lượng oxi hòa tan và không gian hạn chế.

  • Lượng oxy hòa tan (DO):

Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa

Sự phân tầng lượng oxy hòa tan trong ao do lượng nước ngọt phía trên khó cho oxy hòa tan xuống phần nước bên dưới. Do vậy cần tăng cường việc chạy quạy hoặc sử dụng sục khí đáy để pha trộn đều vào ao.

Đồng thời, người nuôi tôm thẻ chân trắng nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố thủy, lý, hóa nước ao tôm và biểu hiện hoạt động của tôm nuôi. Định kỳ bổ sung men tiêu hóa (BIO-TC1), khoáng chất vào thức ăn tôm nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, chống chịu thời tiết bất thường. Thường xuyên kiểm tra ao nuôi sẽ kịp thời phát hiện diễn biến mầm bệnh. Nhất là vào những ngày mưa to kéo dài, nhiệt độ tăng cao.

Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
  • Sụp tảo

Khi nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn, pH và độ kiềm thay đổi đột ngột, hoạt động của thực vật phù du sẽ giảm và có thể dẫn tới sụp tảo, thường xảy ra trong vòng hai ngày. Tảo nở hoa càng dày thì sụp càng nhanh.

Chúng ta có thể quan sát tình trạng này qua sự thay đổi màu nước và pH. Hoặc khi pH buổi chiều thấp hoặc bằng như pH buổi sáng. Hiện tượng này có nghĩa là tảo sụp hoặc đang trong quá trình sụp tảo, ngay cả khi nước vẫn còn màu xanh lá cây. Thực vật phù du chết vẫn còn xanh và vẫn làm cho màu nước màu xanh lá cây.

Thực vật phù du chết khiến cho oxy hòa tan thấp. Bởi vậy không sản sinh oxy và oxy được sử dụng cho hoạt động của vi khuẩn. Nghĩa là nếu vào buổi chiều oxy hòa tan đang ở mức 6-7 ppm có thể giảm xuống chỉ còn 2-3 ppm. Khi thực vật phù du chết thì 90% trong số đó sẽ tích tụ ở đáy ao bắt đầu phân hủy và bắt đầu cạnh tranh lấy oxy. Nếu người nuôi thấy nước vẩn đục, bọt ở bề mặt ao, bong bóng nổi thành đường dài và thực vật phù du kết cụm, nghĩa là tảo đã bị sụp.

Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa

Khuyến cáo: Bà con Nông dân có thể tìm mua các dụng cụ đo hàm lượng oxi hòa tan trong nước ao của mình để thường xuyên kiểm tra và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng:

Một số dòng vi khuẩn gây bệnh phân trắng khi gây bệnh trong phòng thí nghiệm thì tôm kích lột dữ dội, không cứng vỏ mà chết. Do vậy, khi trời mưa tảo tàn, lắng cạn vi khuẩn bùng phát gây nhiễm cho tôm. Theo cơ chế phòng vệ tôm bị kích lột, trong khi chưa tích lũy được đủ dinh dưỡng cho cứng vỏ, kèm theo mưa lớn sụp tảo, tuột kiềm,…

Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa
Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa

Do đó, nên nâng độ kiềm bằng vôi khoáng cho tôm để nhanh cứng vỏ. Kèm theo diệt khuẩn, xi phông, cấy men vi sinh và ngưng hoặc giảm lượng thức ăn.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Những lời khuyên đối với ao tôm của bà con khi trời mưa:

  • Luôn bảo đảm oxy, chạy sục khí. Nên chạy sục khí liên tục khi trời mưa.
  • Người nuôi bón vôi trên bờ là cách thực hành thông thường trong khi thời tiết tốt. Sau đó, khi trời mưa vôi sẽ thấm vào trong nước giúp duy trì độ kiềm.
  • Người nuôi nên kiểm tra pH nước trong lúc trời mưa. Nếu pH giảm, nên bón vôi.
  • Ngừng cho ăn trong lúc mưa.
  • Trộn Vitamin C và muối (khoáng chất) với thức ăn trước hoặc sau khi mưa. Liều lượng là 5 g/kg thức ăn. Pha loãng 17 lần (cho 5 g muối hòa vào 80 mL nước). Trộn vào thức ăn, để cho ráo, sau đó cho tôm ăn. Cách này sẽ giúp tôm có được các khoáng chất từ ​​thức ăn nếu độ kiềm trong nước giảm. Sau khi mưa có thể tạt Yucca + vitamin C xuống ao tôm để tôm khỏe tránh bị stress.

Tóm lại, lời khuyên của chúng tôi cho nông dân là nên chuẩn bị tốt trong thời gian mưa. Vì có nhiều yếu tố góp phần gây ra các vấn đề trong ao nuôi tôm.

Nhận biết và chuẩn bị là các bước đầu tiên để khắc phục những vấn đề gặp phải trong thời kỳ mưa lũ. Có những dấu hiệu cần lưu ý, chúng ta cần phải đọc các dấu hiệu chính xác, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chủ động để giảm thiểu và ngăn ngừa tổn thất.

Khuyến cáo: bà con nên xem xét dùng chế phẩm sinh học EM Aqua để bổ sung lợi khuẩn và cải tạo môi trường ao nuôi; cũng như một số chế phẩm vi sinh xử lý khí độc NO2 như BIO-TC8.

Chế phẩm vi sinh EM Aqua
Chế phẩm vi sinh EM Aqua chuyên dùng cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8) cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8) cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Mọi thắc mắc về “Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo