Những Giải Pháp Hạn Chế Kháng Sinh Trong Nuôi Tôm

Với mật độ nuôi dày đặt hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh và môi trường trong nuôi tôm là hết sức cấp thiết. Việc thiếu hiểu biết và lạm dụng kháng sinh trong việc chữa trị và phòng ngừa bệnh trên tôm làm dư lượng tồn dư kháng sinh, khiến cho việc xuất khẩu tôm ra thị trường nước ngoài gặp khó khăn. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc áp dụng vi sinh và các quy trình khép kín trong việc nuôi tôm giúp bà con hạn chế được việc sử dụng kháng sinh. Mời Quý bà con hãy cùng Tin Cậy tìm hiểu những giải pháp hạn chế kháng sinh trong nuôi tôm nhé.

Những Giải Pháp Hạn Chế Kháng Sinh Trong Nuôi Tôm

Những Biện Pháp Hạn Chế Sử Dụng Kháng Sinh

1. Đảm bảo an toàn sinh học khi nuôi tôm:

Những Giải Pháp Hạn Chế Kháng Sinh Trong Nuôi Tôm
Những Giải Pháp Hạn Chế Kháng Sinh Trong Nuôi Tôm
  • Khử trùng dụng cụ, cải tạo ao và khử trùng nguồn nước: trước khi thả tôm hay chuẩn bị sang vụ mới, bà còn cần khử trùng các dụng cụ nuôi như: vợt, nhá, dụng cụ trộn thức ăn,…và có quy trình cải tạo ao từ ao đất đến ao lót bạt, khử trùng nguồn nước loại bỏ mọi mầm bệnh trước khi thả tôm sang vụ mới.
  • Lựa chọn con giống sạch bệnh: Cần chọn lựa tôm giống từ những nhà cung cấp uy tín với đầy đủ những chứng nhận sạch các mầm bệnh nguy hiểm trên tôm. Bước chọn con  giống tốt luôn là bước nền tảng quyết định một phần cho sự thành công.
  • Quản lý môi trường nước cho tôm suốt vụ nuôi: Định kì si-phông hoặc thay nước từ 10-20% ao tôm vì nuôi với mật độ dày đặc thì phân và thức ăn dư thừa tồn đọng trong ao gây ra bùng phát các loại khí độc như: NH3, H2S, NO2,…làm ảnh hưởng trực tiếp đến ao nuôi.

Với việc phòng tránh dịch bệnh ngay từ ban đầu và nói không với kháng sinh thì bà con nên sử dụng các loại vi sinh với thành phần là những khuẩn có khả năng giảm thiểu khí độc trong ao nuôi như: BIO-PRO NEW (TC7) chuyên xử lý đáy bẩn hạn chế khí độc trong ao nuôi, hoặc BIO-PRO NEW (TC8) chuyên xử lý NO2 trong ao nuôi. Quý bà con định kỳ sử dụng để giảm thiểu tối đa lượng khí độc trong ao.

Men vi sinh Bio-TC7 DB - Giải Pháp Hạn Chế Kháng Sinh Trong Nuôi Tôm
Men vi sinh Bio-TC7 DB – Giải Pháp Hạn Chế Kháng Sinh Trong Nuôi Tôm
Men vi sinh Bio-TC8 - Giải Pháp Hạn Chế Kháng Sinh Trong Nuôi Tôm
Men vi sinh Bio-TC8 – Giải Pháp Hạn Chế Kháng Sinh Trong Nuôi Tôm

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước

Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)

Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)

Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)

Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)                                                               

2. Đảm bảo môi trường sống tối ưu cho tôm:

Sự tồn tại của Vibrio và các loại vi khuẩn khác trong ao nuôi tôm rất phổ biến, do đó cần giữ cho môi trường sạch sẽ thông qua việc loại bỏ bùn và nước thải trong quá trình nuôi. Điều quan trọng là sử dụng men vi sinh để xử lý chất thải, chất thải hữu cơ và các loại khí độc khác như: Amoni (NH3), Nitrit (NO2) và Hydro Sunfua (H2S). Giữ cho môi trường sạch sẽ thì đồng nghĩa với việc con tôm nuôi của bà con luôn luôn khỏe mạnh.

Chế phẩm sinh học EM AQUA - Giải Pháp Hạn Chế Kháng Sinh Trong Nuôi Tôm
Chế phẩm sinh học EM AQUA cho ao nuôi tôm – Giải Pháp Hạn Chế Kháng Sinh Trong Nuôi Tôm
  • Với nhiều công dụng hữu ích như:

    • Xử lý mùn bã hữu cơ, xử lý thức ăn dư thừa
    • Hạn chế khí độc
    • Hạn chế tảo bùng phát trong ao
    • Phòng ngừa các mầm bệnh từ vi sinh vật, vi khuẩn,…
    • Ủ thành các dạng dạng EM5, EM – Tỏi, EM-Chuối bổ sung các chất kháng sinh và dinh dưỡng tự nhiên cho tôm

Tin Cậy khuyên dùng cho quý bà con sử dụng sản phẩm EM-AQUA với những công dụng hững ích trong nuôi tôm, chuyên dùng để xử lý nguồn nước ao nuôi, rất thích hợp sử dụng cho quy trình nuôi tôm không sử dụng kháng sinh.

3. Bảo vệ đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho tôm:

hạn chế kháng sinh trong nuôi tôm

  • Thường xuyên nhá tôm lên để kiểm tra đường ruột tôm, tăng cường đường ruột bằng cách bổ sung vi sinh vào thức ăn và cho tôm ăn; có thể sử dụng chế phẩm vi sinh EM1 xử lý nước cũng như trộn vào thức ăn để tăng cường đường ruột cho tôm.
  • Ngoài ra, có thể tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách không sử dụng kháng sinh và thay vào đó là sử dụng vị thuốc tự nhiên là tỏi ủ với vi sinh và kết hợp trộn vào thức ăn cho tôm ăn để tăng sức đề kháng cho tôm.

Quý bà con có thể tham khảo cách sử dụng tỏi để tăng sức đề kháng cho tôm tại đây: https://tincay.com/toi-khang-sinh-tu-nhien-trong-nuoi-thuy-san/

4. Cải thiện mô hình nuôi qua từng vụ:

Tất cả các phương pháp này sẽ có hiệu quả nếu chúng ta nhận biết được tác hại và sự ảnh hưởng của kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, ngoài việc mất cơ hội xuất khẩu sang các thị trường lớn thì còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nên Quý bà con cần khép kín mô hình nuôi của mình, sử dụng con giống tốt, nguồn thức ăn đảm bảo và các sản phẩm vi sinh hổ trợ phòng bệnh trong suốt vụ nuôi, đảm bảo một quy trình nuôi tôm sạch để có được chất lượng con tôm đầu ra sạch.
Qua từng vụ nuôi bà con sẽ thấy mình cần bổ sung những thiếu xót gì hay bớt đi những công tác gì để tránh làm tiêu tốn vật chất nhưng không mang lại kết quả cùng đó là đi đôi với việc giúp con tôm khỏe mạnh và đạt được năng suất cao.

Tin Cậy chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước

Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)

Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)

Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)

Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)                       

Tác giả: Thái Hiệp


Mọi thắc mắc về “Những giải pháp hạn chế kháng sinh trong nuôi tôm” vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535           Mobie: 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: lamhiep@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo