Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng

Vườn sầu riêng 6 năm của Chú 7 ở Đa Huoai, Lâm Đồng và môt số nhà vườn khác đang đau đầu vì tình trạng mọt đục cành tấn công. Dù phun xịt và quét lên thân cây rất nhiêu loại thuốc nhưng vẫn không hết, Chú 7 cho biết “Xì mủ thì còn dễ trị có cái này làm mọi cách đau đầu tối ngủ không được luôn”. Hãy cùng Tin Cậy tìm hiểu về tác nhân gây hại này và biện pháp phòng ngừa và hướng xử lý khi gặp phải nhé.

mot duc canh thu pham hoanh hanh gay hai nhieu vuon sau rieng 01

Mọt đục cành thường gây hại vào mùa nắng, khô nóng hay vào những giai đoạn chuyển giao thời tiết. Chúng thường bắt đầu phá hoại từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

Mọt đục cành thuộc bộ cánh cứng, có kích thước nhỏ 1-2mm, ẩn nấp phức tạp sau lớp vỏ cây nên khó phát hiện. Vòng đời 2 – 3 tháng. Con cái vẫn tự sinh sản nên dễ nhân mật số lên rất đông.

cuu tinh diet mot duc canh 03

Chúng thường tấn công trên cành, cháng ba giữa cành và thân chính,…Các cành bị mọt tấn công sẽ chuyển sang màu nâu đen, những lỗ nhỏ có mạt cưa màu trắng ngà. Nguyên nhân là do các vết cắn gây đứt các mạch dẫn làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng dẫn đến các cành bi mọt tấn công sẽ thường rụng lá, khô dần và chết, thậm chí chết cả cây.

mot duc canh thu pham hoanh hanh gay hai nhieu vuon sau rieng 04

Đường đục của mọt còn tạo cơ hội cho nấm bệnh xâm nhập. Đặc biệt là cộng sinh với nấm gây hiện tượng xì mũ khô.

Phòng ngừa mọt đục cành trên sầu riêng

  • Tạo độ thông thoáng cho vườn, thu gom tàn dư thực vật, hạn chế tạo nơi cư trú cho mọt và nấm bệnh tấn công
  • Ổn định pH đất, cung cấp dinh dưỡng cân đối làm tăng sức chống chịu cho cây trước sâu bệnh.
  • Thăm vườn thường xuyên, quan sát phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời

Biện pháp xử lý khi phát hiện mọt đục cành

  • Cành bị mọt hại nghiêm trọng nên đưa ra quyết định cưa bỏ tránh lấy lan toàn vườn và thu gom tàn dư và đốt tiêu hủy.
  • Dùng dao hay các dụng cụ chuyên dụng cạo sạch vết mọt đục sau đó sử dụng Permethrin 50EC tiêu diệt mọt đục cành bằng 4 cơ chế: Tiếp xúc, vị độc, thẩm thấu, xông hơi. Nên phun 2-3 lần, tần suất mỗi lần phun cách nhau 7-10 ngày.
  • Những lỗ nhỏ do mọt gây ra có thể dùng bông gòn đã tẩm thuốc nhét vào để diệt triệt để. Sau đó phun thuốc trừ sâu toàn vườn.
  • Đối với những cây mọt đục dẫn đến xì mủ khô thì dùng Ridomil Gold + Mancozeb quét lên vết bệnh.

mot duc canh thu pham hoanh hanh gay hai nhieu vuon sau rieng 08

Mọc đục cành làm chú 7 mất ăn mất ngủ, dù dùng nhiều biện pháp mà vẫn chưa trị được. Trước thời điểm làm trái mà chúng hoành hành làm cây mất sức, nhiều cành vàng lá, khô, có cây chú sợ chết cả cây. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp Chú 7 và bà con có những giải pháp phòng ngừa và xử lý mọt đục cành hiệu quả.

Hẹn gặp lại bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo.

Chúc bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “Mọt đục cành – Thủ phạm hoành hành gây hại nhiều vườn sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo