Lưu Ý Khi Xử Lý Nước Ao Đầu Mùa Mưa

Mưa năm nay đến sớm hơn thường lệ, giúp xua đi cái nóng oi ả, đồng thời báo hiệu mùa mưa kéo dài sắp tới. Mưa tới lại gây ra biết bao hệ lụy và nỗi lo, đặc biệt là cho bà con nuôi tôm ao đất. Mưa cuốn trôi đất cát từ trên bờ xuống, làm nước đục, đất mềm làm xì phèn, ảnh hưởng đến pH, kiềm, tảo, và đặc biệt là làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, tôm lột không cứng vỏ, đen mang, giảm ăn,… Hôm nay, Tin Cậy xin chia sẽ với bà con những lưu ý khi xử lý nước ao đầu mùa mưa.

Mưa đầu mùa gây ra hệ lụy gì?

Thứ nhất, ảnh hưởng đến môi trường nước ao

Chúng ta đã biết, hiện nay ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn xưa rất nhiều. Khi mưa rớt hột, sẽ cuốn trôi tất cả các yếu tố độc hại trong không khí xuống nước. Đặc biệt là những vùng nuôi gần các Khu công nghiệp, bà con sẽ thường thấy trên ao của mình sẽ xuất hiện những mảng màu đen. CO2 trong không khí hòa tan vào nước, gây ra mưa axit làm cho pH nước giảm. Thêm vào đó, nhiệt độ và độ mặn nước cũng giảm, tuy nhiên, đối với 2 yếu tố này chúng ta khó có thể điều chỉnh được. Chúng ta chỉ có thể điều chỉnh kiềm, pH và tảo trong ao mà thôi.

Lưu ý khi xử lý nước ao đầu mùa mưa
Lưu ý khi xử lý nước ao đầu mùa mưa

Chất rắng lơ lửng bị rửa trôi từ bờ đất xuống ao, làm nước đục, ánh sáng mặt trời bị ngăn cản ít nhiều, từ đó gây ra suy giảm tảo đột ngột. Xác tảo chết sẽ là dinh dưỡng cho sinh vật dị dưỡng phát triển. Khuẩn dị dưỡng bao gồm cả vi sinh có lợi và hại, đặc biệt là vibrio trong ao. Nhu cầu oxi trong ao tăng cao bởi số lượng vi khuẩn dị dưỡng khổng lồ cần oxi để phân hủy chất hữu cơ và thiếu oxi của sinh vật tự dưỡng (tảo). Sau khi sụp tảo, nắng lên, tốc độ sinh trưởng của khuẩn hại rất nhanh. Vì vậy, sau khi trời mưa, bà con thường có động thái diệt khuẩn. Tuy nhiên phải chọn loại diệt khuẩn nhẹ nhàng tránh làm tôm sốc, vì lúc này sức khỏe của tôm cũng không còn tốt như trước. Khí độc NH3 và H2S cũng có thể tăng sau 2-3 ngày mưa. Trong điều kiện pH thấp, H2S cực kỳ độc hại đối với tôm.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học giúp xử lý nước ao đầu mùa mưa

Lưu ý khi xử lý nước ao đầu mùa mưa
Lưu ý khi xử lý nước ao đầu mùa mưa

Thứ hai, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Nhiệt độ có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng trao đổi chất của sinh vật máu lạnh. Thông thường, sức ăn của tôm sẽ giảm 10% khi nước giảm xuống 1oC. Vì mưa có thể làm giảm nhiệt độ xuống 3-5oC nên sức ăn của tôm có thể giảm ít nhất 30% so với thông thường.

Mưa làm phân tầng nhiệt độ, nhưng bà con thường cho quạt chạy hết công suất, mức độ đảo nước tốt, nên sự phân tầng này cũng không đáng kể. Tổng thể thì nước vẫn lạnh hơn bình thường. Tôm có xu hướng tìm chỗ ấm để trú ẩn, để lột xác. Trong ao, chỗ nào là ấm nhất? Chỉ có thể là đáy sâu, hố ga, vì nơi đây sinh vật kỵ khí sinh sôi, tạo ra nhiệt. Ở khu vực đáy sâu, hố ga có lượng oxi hòa tan cực thấp, thêm vào đó là khí độc NH3, H2S cực cao. Tôm lột bị nhiễm khí độc nên rớt lẻ tẻ. Mang tôm đen sau khi mưa lớn kéo dài, hoặc sau 1-2 ngày mưa cũng là 1 biểu hiện rõ rệt của độc tính H2S.

Mưa lớn, mặc dù bà con đã đánh vôi, nhưng hôm sau giở nhá vẫn thấy tôm bị trống đường ruột. Nguyên nhân là lột mà chưa cứng vỏ, pH thấp, độ kiềm thấp, thiếu ion Ca, Mg làm tôm không làm vỏ được, trầm trọng hơn có thể dẫn đến chết tôm.

Lưu ý khi xử lý nước ao đầu mùa mưa
Lưu ý khi xử lý nước ao đầu mùa mưa

Chúng ta phải tập trung vào việc làm ổn định môi trường, tăng sức khỏe tôm lên.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học giúp xử lý nước ao đầu mùa mưa

Xử lý nước ao đầu mùa mưa, ổn định môi trường nước

Trước khi mưa

  • Sửa chữa bờ ao, bờ kênh thoát nước ở những chỗ dễ sạt lở. Nếu có điều kiện, bà con nên lót bạt bờ.
  • Kiểm tra máy moc, hệ thống cánh quạt, đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt.
  • Chuẩn bị vôi nóng CaO, Dolomite, Bicar, khoáng Ca, Mg, K, oxi viên, chắc chắn phải dùng đến khi trời đổ mưa.

Trong khi mưa

  • Đo pH, kiềm và hàm lượng oxi hòa tan liên tục. Vôi có vai trò tăng và ổn định pH, vì vậy sau khi mưa 1 tiếng phải cho vôi xuống ao. Tin Cậy khuyên bà con nên dùng vôi nóng CaO 15-20kg/1.000m3, Bicar 12-15kg/1.000m3, khoáng đánh liều cao hơn bình thường 1 chút. Đánh 1 lần là đủ chưa? Vẫn chưa đủ nhé. Trong trường hợp trời vẫn tiếp tụ mưa và mưa lớn hơn thì bà con vẫn tiếp tục đánh cùng liều lượng những thứ trên sau 1-2 tiếng kể từ lần 1, dù trong mưa hay trong đêm cũng phải đánh, không được chần chừ. Mưa đầu mùa cần phải xử lý kỹ. Kiểm tra môi trường, nếu thấy cải thiện chưa nhiều thì phải cân nhắc đánh lần thứ 3. Đối với tôm lớn 60-70 ngày, sau mưa 2-3 tiếng là phải đánh oxi viên (oxi bột), cấp cứu kịp thời để tôm thở, tôm không bỏ ăn, chết râm.
  • Đối với bà con ở khu vực miền Trung, thường sử dụng nước giếng ngầm để bơm thẳng vào ao. Trời mưa nhiều thì vẫn phải đánh vôi, đánh bicar, nhưng ngày hôm sau phải thay bớt nước để nhanh chóng loại bớt nước mưa.
  • Đối với những ao tôm mới thả, mưa nhiều quá làm nước trong, phải nhanh chóng gây màu lại bằng men vi sinh ủ với cám gạo. Trong 2 ngày mà gây màu không lên thì phải đưa màu giả vào nước.
  • Đối với những ao tôm lớn, lượng chất hữu cơ nhiều, khuẩn hại nhiều thì phải diệt khuẩn bằng iodine. Cố gắng hôm sau thay nước, sau khi thay phải tạt yucca, zeolite để hấp thu khí độc. Sau đó cấy lại vi sinh liều cao để vi sinh cơ lợi ác được vi sinh có hại.
  • Giảm lượng cho ăn ít nhất 30% và giảm sâu hơn nếu nhiệt độ tiếp tục giảm. Các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm thấu của tôm rất quan trọng. Đối với ao có độ mặn thấp, cần tăng cường Magie và K, thường đánh 5kg khoáng Magie, 2-3 kg KCl/1.000m3 để giúp tôm điều hòa thẩm thấu. Tiếp theo, phải bổ sung khoáng ăn, vitamin các loại, men vi sinh, giải độc gan, chất điện giải để tăng sức đề kháng và tăng điện giải cho tôm, giúp tôm có đủ sức để vượt qua giai đoạn môi trường biến động.

Sau khi mưa

  • Tăng dần lượng thức ăn tùy theo sự gia tăng nhiệt độ nhưng phải đảm bảo pH và oxy hòa tan ở mức thích hợp (pH 7.6 – 8.2, oxi > 4ppm)
  • Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng vào thức ăn cho tôm
  • Tạt men vi sinh định kỳ để gây lại tảo mới, đồng thời men vi sinh giúp xử lý chất hữu cơ, khí độc có trong ao.
Lưu ý khi xử lý nước ao đầu mùa mưa
Lưu ý khi xử lý nước ao đầu mùa mưa
  • Điều quan trọng là phải đánh giá lại sản lượng tôm sau những trận mưa lớn. Nếu ao bị nhiễm phèn, khí độc cao khiến tôm chết râm, đỏ thân thì bà con nên thu sớm để thu hồi vốn.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học giúp xử lý nước ao đầu mùa mưa

Mưa lớn kéo dài nhiều ngày có thể làm tôm chết nhiều, gây thiệt hại kinh tế. Vì vậy, bà con cần nghiên cứu thật kỹ, làm theo các khuyến cáo của Tin Cậy khi xử lý nước ao đầu mùa mưa sẽ giúp hạn chế rủi ro mất mùa khi nuôi tôm trong mùa mưa.

Tác giả: Trinh Nguyễn


Mọi thắc mắc về “Lưu ý khi xử lý nước ao đầu mùa mưa”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 35350902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo