Lợi Ích Khi Nuôi Tôm Sú Thả Lang Kết Hợp Cua, Cá Trong Ao

Ngành nuôi trồng thủy sản hiện đang rất phát triển trên toàn thế giới và đặc biệt là các tỉnh đặc thù gần biển ở Việt Nam. Nuôi tôm dưới nhiều hình thức, mật độ cao,…Kéo theo đó là hệ lụy ảnh hưởng không nhỏ môi trường nước. Ở một số vùng lượng nước đảm bảo để thay đổi mỗi ngày cho tôm nuôi không đủ, nên những hình thức nuôi tôm mật độ cao trong ao nổi, ao lót bạt hay ao vèo,…đều hạn chế vì thiếu nước để sử dụng, nên hình thức nuôi tôm thả lang cùng với các loài cá hay cua được áp dụng phổ biến nhờ tận dụng được nguồn nước cũng như lượng rong rêu trong ao nuôi làm thức ăn cho tôm và cũng có công dụng hạn chế khí độc.

Ao nuôi tôm thả lang nuôi kết hợp thả cua và cá của Anh Mỹ ở Kiên Giang
Ao nuôi tôm thả lang nuôi kết hợp thả cua và cá của Anh Mỹ ở Kiên Giang

Nuôi tôm sú thả lang kết hợp với cua, cá là mô hình tuy cũ nhưng có nhiều lợi ích. Ở mô hình này bà con phải chấp nhận với năng suất thấp, thu tỉa từng đợt và kết hợp được nhiều loài trong ao của mình.

Những lợi ích của mô hình nuôi tôm sú thả lang:

  • Thả nuôi với mật độ thấp, rủi ro thấp: Thường mật độ thả nuôi tôm sú ở ao thả lang là 15-20con/m2 để tôm có môi trường rộng rãi và thông thoáng, khả năng phát triển nhanh và đạt kích thước lớn hơn so với nuôi mật độ cao.
  • Kết hợp nuôi được nhiều loài cua, cá: ngoài nuôi tôm sú trong môi trường ao thả lang để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao thì bà con cũng có thể kết hợp thả thêm các loại cá phù hợp với tôm sú như cá rô phi nước lợ, cá mú, hoặc các loài cua để tận dụng hệ sinh thái có sẵn trong ao.
  • Tận dụng được lượng thức ăn tự nhiên như: rong, rêu,…vì là ao đất và đã tồn đọng nước lâu nên rong rêu sẽ phát triển, bà con có thể diệt hoặc giảm bớt một ít vừa phải để tránh tình trạng dày đặt và tạo khí độc trong ao nuôi, lượng rong rêu còn lại có thể làm thức ăn tự nhiên cho tôm, cá,…hoặc làm nơi trú ngụ cho cua, cá có tập tính làm ổ. Giảm được lượng thức ăn công nghiệp và chi phí thức ăn sẽ giảm.
Rong biển xanh, một loài rong tôm có thể ăn được - Nuôi tôm thả lang kết hợp cua, cá trong ao
Rong biển xanh, một loài rong tôm có thể ăn được – Nuôi tôm thả lang kết hợp cua, cá trong ao
  • Môi trường: nước thường ổn định do nuôi với mật độ thấp chất thải từ tôm cá không làm thay đổi môi trường nhiều, vì nuôi trong môi trường có sẵn và với mật độ thấp nên việc làm thay đổi môi trường nước trong ao là rất ít, bà con chỉ bổ sung vào hệ sinh thái trong ao nuôi thêm loài tôm, cá, cua để làm phong phú hệ sinh thái,… ngoài ra với việc định kỳ bà con sử dụng men vi sinh tạt vào ao để cung cấp lượng vi sinh giúp cải tạo ao, giảm khí độc và hạn chế cặn bã hữu cơ môi trường nước sẽ luôn ổn định..

ao3 1

Tin Cậy phân phối Vi Sinh để cung cấp định kỳ cho ao nuôi
Link tham khảo sản phẩm: https://tincay.com/san-pham/che-pham-em-goc-chuyen-dung-cho-ca-tra-em-aqua-ecoprobi/

– Thu hoạch: Thường ở mô hình này bà con hay thu tỉa khi được giá. Nếu lúc tôm đạt size nhưng giá không đạt thì bà con vẫn có thể để tôm ở ao mà không ngại vấn đề về hao tốn chi phí thức ăn, vì tôm có thể tận dụng lượng thức ăn tự nhiên, mình có thểm bổ sung thêm thức ăn để duy trì cho đến khi tôm đạt giá rồi mới thu.

Nuôi tôm sú thả lang

Thu tỉa – Hình thức thu hoạch phổ biến của mô hình nuôi tôm kết hợp cá, cua

Những rủi ro khi nuôi tôm sú ở mô hình thả lang:

– Kiểm soát dịch hại, mầm bệnh: Vì là ao đất, diện tích rộng và không có che chắn nên dịch hại có thể xâm nhập và gây bệnh cho ao tôm. Biện pháp hạn chế vấn đề này là bà con chúng thường xuyên đi kiểm tra bờ ao vá những lỗ thủng hay loại bỏ những loài giáp xác có hại, phát quang cây cỏ bụi rậm tránh làm nơi ẩn nấp cho các loại địch hại. Hạn chế tối đa mầm bệnh có thể xâm nhập vào ao nuôi.

Nuôi tôm sú thả lang

Thường xuyên đi kiểm tra bờ ao, phát quang cây cỏ bụi rậm

– Thức ăn tự nhiên: trong ao có hạn nên bà con cũng lưu ý cần bổ sung thêm lượng thức ăn công nghiệp hay tươi sống, không nên phụ thuộc quá nhiều vào lượng thức ăn tự nhiên trong ao.

– Vì ao diện tích rộng và không chạy sục khí: nên lượng oxy trong ao sẽ biến động rõ rệt trong ngày, vấn đề này giải thích tại sao bà con cần phải thả mật độ thấp .

– Con giống: nhằm tránh hiện tượng cá cua sinh sản trong ao tôm làm ảnh hưởng đến tôm, thì bà con cũng cần chọn con giống như cá rô phi đơn tính hoặc thu hoạch cua trước khi tới mùa vụ sinh sản của cua. Tránh việc cua cá sinh sản làm tăng mật độ nuôi ảnh hưởng đến môi trường.

– Quá phụ thuộc môi trường tự nhiên: Việc phụ thuộc quá nhiều vào môi trường nước tự nhiên của ao mà không có biện pháp bổ sung hay cải tạo ao để làm ổn định nguồn nước thì sau một thời gian dài nuôi môi trường nước sẽ giảm và bị ô nhiễm do chất thải của tôm, cá…không phù hợp cho vụ nuôi tiếp theo. Khắc phục vấn đề này bà con thường xuyên bổ sung men vi sinh cho ao nuôi để cung cấp lượng vi sinh vật có lợi, tạo môi trường thích hợp cho hệ sinh thái được phát triển và giúp cho tôm cá khỏe mạnh.

Như  vậy, theo tính toán từ 2,5-3 tháng có thu hoạch cá, 4-5 tháng có thể thu hoạch tôm sú và cua. Tùy vào thời giá và kích thước đạt được của vật nuôi mà bà con cho thu tỉa với số lượng nhiều hay ít. Qua những lợi ích mà mô hình nuôi tôm sú thả lang này mang lại, bà con có thể yên tâm tiếp tục mùa vụ và kiểm soát được nguồn nước trong ao của mình.

Tin Cậy chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!

Mọi thắc mắc về chế phẩm vi sinh EM-AQUA cho Thủy sản quý khách hàng vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: 0902 650 369 –  (028) 2253 3535  – 0903 908 671

Email: lamhiep@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com

Facebook: https://www.facebook.com/webthuysan/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo