Khống Chế Tảo Có Hại Bằng Chế Phẩm Sinh Học EM

Trong ao nuôi tôm, tảo có tác dụng tạo màu nước, cung cấp oxy và cân bằng hệ sinh thái nước ao. Tuy nhiên, sự xuất hiện quá mức của tảo có hại là nguyên nhân gây biến động môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Các loại tảo phổ biến gồm: tảo lục, tảo khuê (hay còn gọi là tảo silic) là những loại tảo có lợi do không chứa độc tố, khi phát triển nhiều trong ao ít gây hiện tượng nở hoa; tảo lam, tảo giáp và tảo mắt là nhóm có hại vì khi chúng phát triển chiếm ưu thế trong nước sẽ gây hiện tượng nở hoa, nước nhiều nhớt, nổi bọt khó tan, sản sinh nhiều chất độc.

Tảo làm thay đổi màu nước ao nuôi tôm - Khống chế tảo có hại bằng chế phẩm sinh học EM
Tảo làm thay đổi màu nước ao nuôi tôm – Khống chế tảo có hại bằng chế phẩm sinh học EM

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Biểu hiện ao nuôi bị nhiễm tảo quá mức

Khi tảo lam phát triển, nước ao sẽ có màu xanh đậm, xanh nước sơn, nổi váng xanh trên mặt nước và có mùi hôi. Trời nắng gắt tảo lam thường nổi thành đám trên mặt nước, dạt về cuối gió. Khi tảo lam già có dạng hạt hay dạng sợi thường thải chất nhờn vào nước có thể gây tắc nghẽn mang tôm. Một số trường hợp tôm bị phân trắng thường tìm thấy nhóm tảo này trong đường ruột tôm ở dạng chưa tiêu hóa. Trong ao nuôi, nitơ (N) và phốtpho (P) là những yếu tố quan trọng giúp tảo này phát triển, tỷ lệ N/P = 7/1 thì tảo lam sẽ phát triển chiếm ưu thế. Cả N và P đều có trong thức ăn tôm, nên cho tôm ăn dư thừa thường làm tảo phát triển dày đặc, gây thiếu oxy.

Tảo lam xuất hiện dày đặt - Khống chế tảo có hại bằng chế phẩm sinh học EM
Tảo lam xuất hiện dày đặt – Khống chế tảo có hại bằng chế phẩm sinh học EM

Đối với tảo mắt, khi chiếm ưu thế trong ao, nước sẽ có màu xanh rau má, hoặc nâu đen. Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu nổi tập trung trên mặt nước và xuống đáy ao khi ánh sáng mặt trời giảm. Trong điều kiện thuận lợi nhiều hữu cơ, tảo mắt tăng sinh khối rất nhanh, ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao và làm nhiễm bẩn thêm môi trường nước ao.

Tảo lam - Khống chế tảo có hại bằng chế phẩm sinh học EM
Tảo lam – Khống chế tảo có hại bằng chế phẩm sinh học EM

Tảo giáp xuất hiện và phát triển nhiều là biểu hiện của nước trong ao nuôi bị ô nhiễm. Khi tảo giáp phát triển với mật độ cao trong ao, nước sẽ có màu nâu đỏ, đồng thời mặt nước xuất hiện nhiều váng màu nâu đỏ. Thời điểm nắng gắt chúng tập trung nổi trên mặt nước và xuống đáy ao khi ánh sáng mặt trời giảm. Tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng. Một số trường hợp tôm bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn do có quá nhiều tảo giáp trong ruột. Sự xuất hiện với mật độ cao của loài tảo này thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước, nước ao bị phát sáng, ảnh hưởng nhiều đến tập tính sống của tôm nuôi.

Một số phương pháp khống chế tảo hiệu quả

Theo TS. Trần Thị Ngọc Lan (Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM), tảo là thành phần không thể thiếu trong các ao hồ và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn trong các ao nuôi thủy hải sản. Tuy nhiên, cần kiểm soát mật độ tảo phù hợp, kích thích tảo có lợi, hạn chế tảo gây hại phát triển để đảm bảo dưỡng khí cho nước, đảm bảo môi trường ao nuôi.

Để diệt tảo độc có thể dùng đồng sunphat với liều dùng 1/100 độ kiềm. Ví dụ, độ kiềm là 100 mg/l thì cần dùng sunphat đồng với hàm lượng 1kg/1.000 m3 nước. Tuy nhiên, việc xử lý làm tảo độc chết nhanh khiến cho nước bị thối. Do vậy, có thể dùng giải pháp vớt bớt tảo nổi trên mặt nước nơi cuối gió, sau đó mới dùng thuốc. Các biện pháp sinh học và vật lý được xem là phương pháp xử lý hiệu quả và an toàn cho vấn đề này.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Ví dụ, để xử lý tảo lam trong ao nuôi thì có thể dùng Chế phẩm sinh học EM AQUA hoặc Chế phẩm sinh học EM1 (Em Gốc) để khống chế tảo phát triển. Liều đánh tầm 20 lít EM thứ cấp/1000m3; đánh vào ban đêm, tầm 7-8h tối- bà con nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Cần Giờ,…hiện nay đang kiểm soát tảo rất hữu hiệu bằng chế phẩm sinh học EM này.

Chế phẩm sinh học EM1 (Em Gốc) - Giúp khống chế tảo có hại trong ao nuôi
Chế phẩm sinh học EM1 (Em Gốc) – Giúp khống chế tảo có hại trong ao nuôi

→Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM1 (Em Gốc) 

Cách nhân EM gốc lên thành EM thứ cấp để đánh tảo trong ao nuôi, bà con xem tại đây:

Sử dụng chế phẩm sinh học EM thứ cấp kích thích tảo có lợi phát triển và hạn chế tảo hại, tạo màu nước trà loãng đẹp. Bằng cách này giúp bà con quản lý chất lượng nước ao nuôi với chi phí rất thấp so với sử dụng nhiều loại vi sinh trôi nổi trên thị trường. Ngoài ra, người nuôi cần tuân thủ một số biện pháp trong quá trình nuôi để kiểm soát tảo độc phát triển quá mức như: cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật, sau mỗi vụ nuôi phải phơi đáy, bón vôi, cải tạo ao cẩn thận; quản lý thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi không để dư thừa thức ăn và tránh các nguồn thức ăn như các loại phân gia súc, gia cầm và các nguồn nước thải khác gây ô nhiễm nước ao.

Tạt chế phẩm sinh học định kỳ cho ao nuôi - Khống chế tảo có hại bằng chế phẩm sinh học EM
Tạt chế phẩm sinh học định kỳ cho ao nuôi – Khống chế tảo có hại bằng chế phẩm sinh học EM
Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước thủy sản - Khống chế tảo hiệu quả
Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước thủy sản – Khống chế tảo hiệu quả

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản

Bà con có nhu cầu mua chế phẩm sinh học EM1 để về ủ thành chế phẩm sinh học thứ cấp EM2 vui lòng liên hệ công ty Tin Cậy để mua hàng.


Mọi thắc mắc về” Khống chế tảo có hại bằng chế phẩm sinh học EM”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo