Khảo Sát Và Hướng Dẫn Xử Lý Phèn Tại Ao Nuôi Ở Huyện Bình Chánh Của Anh Phương

Đầu câu chuyện…

Nhắc đến huyện Bình Chánh của Thành phố Hồ Chí Minh, ít người có thể nghĩ người dân nơi đây có thể làm nghề nuôi trồng thủy sản. Ấy vậy mà, không những nuôi mà còn rất thành công với nghề này. Số lượng hộ nuôi tôm cũng thật ấn tượng. Hàng chục năm nay, cả trăm hộ dân gắn bó với nghề nuôi tôm tại vùng đất thuộc xã Đa Phước; thành công có, thất bại cũng có và từ những thất bại đó, bà con nơi đây mới đúc kết thành những kinh nghiệm và thành công như ngày hôm nay. Trong đó, điển hình là hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của vợ chồng anh Phương – chị Bích. Đi sâu vào con đường đá nhỏ gập ghềnh và chông chênh qua cầu Bún Xeo để tìm đến nhà của anh Phương và chị Bích – khách hàng đã liên hệ với công ty Tin Cậy để tìm sản phẩm và nhờ hướng dẫn xử lý phèn. Tôi đã tìm đến được ao nuôi của anh chị và không quên mang đến đây sản phẩm vi sinh xử lý phèn BIO-TC5 của công ty chúng tôi.

Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi
Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi

Về đến nơi…

Chế phẩm vi sinh khử phèn Bio-TC5
Chế phẩm vi sinh khử phèn Bio-TC5

Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5) được mang tặng cho Anh Phương và Chị Bích tại xã Đa Phước, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

Ấn tượng đầu tiên với tôi là anh chị đầu tư khá công phu cho hệ thống ao nuôi của mình. Gồm: ao ương có lót bạt bờ xung quanh ao, ao nuôi chính có lót bạt bờ và cả bạt đáy ao. Lắp đặt hệ thống quạt nước và còn có cả hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi, ao ương anh chị lắp đặt khoảng 40 ống sục khí đáy cho diện tích 1000m2.

Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi
Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi

Hệ thống quạt nước và sục khí đáy

Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi
Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi

Hệ thống đường ống cung cấp oxy đáy

Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi
Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi

Ao ương tôm thẻ chân trắng chuẩn bị thả ương của Anh Phương, Chị Bích

Tìm hiểu hệ thống ao của chủ nhân

Trò chuyện thêm với vợ chồng anh Phương tại ngay chòi nuôi tôm, tôi mới tìm hiểu và biết rằng vùng đất nơi đây là vùng đất phèn tiềm tàng. Anh chị đã dùng hầu như mọi biện pháp nhưng cũng không thể giải quyết triệt để tình trạng này. Họ mong muốn là dùng những sản phẩm vi sinh thay thế cho hóa chất và kháng sinh. Vì từ lâu họ đã không dùng tới hóa chất và chuyển qua sử dụng toàn bộ vi sinh cho hệ thống ao nuôi của mình.

Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi
Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi

Sau đó, tôi được anh Phương dẫn đi tham quan hệ thống ao nuôi của anh mới thấy được quy trình nuôi tôm của anh chị khá công phu. Nguồn nước được lấy từ sông cấp vào ao lắng (khoảng 5.000m2), từ ao lắng sau khi xử lý cơ bản sẽ cấp vào 1 ao chứa riêng biệt (khoảng 5.000m2), từ ao chứa này sau khi xử lý và đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng nước tốt nhất mới được cấp vào các ao ương (khoảng 1000m2) và ao nuôi chính (khoảng 10.000m2).

Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi
Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi

Ao lắng

Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi
Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi

Ao chứa

Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi
Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi

Ao nuôi chính                                                     Ao ương

Tôm giống của anh chị sau khi thả vào ao ương trong 1 tháng mới chuyển qua ao nuôi chính. Việc xử lý phèn sẽ được xử lý ngay trong ao ương và trong ao lắng.

Thời điểm tôi xuống là anh chị đang chuẩn bị ao để thả giống và họ cần xử lý tình trạng phèn triệt để để yên tâm thả giống.

Hướng xử lý phèn của Tin Cậy

Hiểu được mong mỏi đó, tôi mới hướng dẫn xử lý phèn cho anh chị từ Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5) như sau:

  • Đối với ao ương 1.000m2, tôi hướng dẫn xử lý khoảng 200ml BIO-TC5 pha khoảng 20 lít nước và tạt đều xuống ao.
  • Đối với ao lắng 5000m2 thì do phèn nhiều nên hướng dẫn anh chị dùng 1 lít BIO-TC5 pha 100 lít nước và cũng tạt đều xuống ao.

Anh Phương thắc mắc: “Anh tạt lúc nào cũng được hay sao và mấy ngày thì lặp lại liều đó, trước khi tạt có cần chạy quạt hay sử dụng thêm gì không?

Tôi bảo anh lưu ý một số vấn đề sau để sử dụng hiệu quả: “Anh nên tạt vào lúc khoảng 9-10h sáng vì lúc này lượng oxy hòa tan cao. Tầm khoảng 3-5 ngày anh lặp lại một lần. Tới khi nào tình trạng phèn giảm thì định kì 7 ngày lặp lại một lần. Trước khi tạt anh nên bật quạt mạnh trước khoảng 30 phút để cung cấp oxy hòa tan thêm cho ao như thế sẽ phát huy tối đa hiệu lực của thuốc hơn. Và một lưu ý quan trọng nữa là trong thời gian anh sử dụng Men vi sinh khử phèn này thì tuyệt đối không dùng thêm hóa chất hay kháng sinh nào khác”

Anh Phương nói ngày hôm sau sẽ bắt đầu xử lý bằng Men vi sinh xử lý phèn BIO-TC5. Hi vọng rằng với sự hỗ trợ tận tình từ Công ty, sẽ giúp anh giải quyết được hiện tượng nhiễm phèn trong ao nuôi. Chất lượng nước ao nuôi được đảm bảo tốt nhất và anh chị thành công trong vụ nuôi này và cả những vụ nuôi sau.

Tin Cậy đồng hành cùng bà con

Hiện nay, Công ty Tin Cậy có chương trình khuyến mãi tặng vi sinh xử lý phèn cho Quý bà con với số lượng mỗi hộ 5 lít. Quý bà con vui lòng cung cấp thông ty cho Công ty Tin Cậy bao gồm:

  • Số lượng ao nuôi.
  • Diện tích nuôi
  • Tình trạng nhiễm phèn
  • Hình ảnh ao nuôi
  • Họ và tên người chủ ao nuôi
  • Số điện thoại liên hệ
  • Địa chỉ ao nuôi

Từ những thông tin trên, nhân viên của công ty Tin Cậy sẽ gọi xác nhận, hướng dẫn xử lý phèn và gửi hàng về tận nơi cho bà con nhé!!!


Mọi thắc mắc về “Khảo sát và hướng dẫn xử lý phèn tại ao nuôi ở huyện Bình Chánh”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 35350902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo