Giải Pháp Xử Lý Khí Độc NO2 Đối Với Ao Nuôi Tôm

Vấn đề xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản hiện nay rất nan giải, bên cạnh đó Nuôi trồng thủy sản ở nước ta chiếm diện tích lớn. Nguồn nước hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng nên dễ xảy ra tình hình dịch bệnh trên vật nuôi, đặc biệt là nuôi tôm.

Trước khi lấy nước vào nuôi tôm, bà con xử lý rất nhiều giai đoạn, từ khâu lấy nước phải chọn nước đầu nguồn, xử lý ao, khâu chọn giống,…

Tiếp theo khi bơm nước vào cần dùng lưới lọc để lọc các cặn hoặc các sinh vật trung gian lây bệnh vào ao lắng. Xử lý nước bằng Chlorine để diệt khuẩn và phơi nắng cho bay hơi chlorine, nếu cẩn thận hơn bà con có thể dùng test Clo Sera để kiểm tra dư lượng clo.

Sau đó, sẽ đưa nước đã xử lý vào ao nuôi, tiến hành gây màu nước bằng vi sinh EM Aqua 30-40 lít/1000m3 nước liên tục kết hợp chạy quạt nước trong vòng 3 ngày, bổ sung thêm Zeolite để giúp tảo khuê phát triển lên màu trà. Tôm thích hợp sống trong nước có màu trà để hạn chế ánh nắng mặt trời, sau đó bắt đầu thả giống tôm chuẩn bị vào vụ nuôi.

Hình 1. Khoáng Zeolite
Hình 1. Khoáng Zeolite

Trong môi trường ao nuôi tôm luôn tiềm tàng các khí độc như NO2, H2S, NO3, NH3/NH4.

Nguyên nhân là do thức ăn thừa, phân tôm tích tụ dưới đáy ao gây nên mùn bã hữu cơ, từ đó tạo nên môi trường tốt cho tảo độc phát triển. Vì vậy, bà con nuôi tôm cần phải thường xuyên xi phông đáy ao ít nhất 1 ngày 2 lần tránh hiện tượng bùng phát khí độc gây ngộ độc cho con tôm.

Hình 2. Ảnh thực tế nhấc nhá tôm xem lượng thức ăn
Hình 2. Ảnh thực tế nhấc nhá tôm xem lượng thức ăn

giai phap xu ly khi doc no2 doi voi ao nuoi tom 02

Hình 3. Kết quả đo nước ao tôm thực tế ở Farm tôm
Hình 3. Kết quả đo nước ao tôm thực tế ở Farm tôm

NO2 ở mức gây độc cho tôm từ 5-10 mg/l tùy theo độ mặn và tùy theo sức khỏe tôm trong ao nuôi của bà con. Nhưng dấu hiệu để gây ngộ độc cho tôm thông thường khi tôm lột vỏ bắt đầu có dấu hiệu rớt đáy. Khi bà con xi phông, tôm rớt bình thường khỏe 2-3kg, nhưng tôm rớt 2-3 con khi con tôm đó đang lột xác thì tôm đang có dấu hiệu bắt đầu ngộ độc với khí độc.

Các mức độ nồng độ NO2 gây ngộ độc cho tôm

giai phap xu ly khi doc no2 doi voi ao nuoi tom 04

Biện pháp xử lý khí độc NO2:

Có nhiều loại sản phẩm và giải pháp được áp dụng để phòng ngừa, giảm tức thời nồng độ khí độc trong ao. Trong đó, sử dụng chế phẩm sinh học vẫn được người nuôi tôm ưu tiên lựa chọn vì đặc tính an toàn, mang lại hiệu quả xử lý tận gốc.

 Bổ sung chế phẩm vi sinh đều đặn và liên tục trong suốt quá trình nuôi kết hợp với việc quản lý chất lượng nước, thức ăn chặt chẽ có thể kiểm soát được khí độc trong ao nuôi.

  • Đối với ao lót bạt 100%, mô hình này đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu tốn kém nhưng chủ động điều tiết nước dễ dàng và tỷ lệ nuôi đạt/thành công sẽ cao hơn.
Hình 4. Ao lót bạt 100%
Hình 4. Ao lót bạt 100%
    • Buổi sáng thay nước từ từ khoảng 30% vào lúc chiều mát, kiểm soát giảm lượng thức ăn trong thời gian xử lý, tránh cho tôm ăn quá nhiều.
    • Chạy quạt công suất lớn để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi hoặc dùng bổ sung thêm sản phẩm Nova- Oxygen để cung cấp oxy trong ao cho tôm.
    • Đánh Zeo bột 40kg/1000m3 nước, để hấp thu khí độc, làm mềm nước và giúp sạch nước trong ao nuôi.
    • Cung cấp vitamin C vào trong nước ao nuôi tôm để giúp tôm khỏe.
    • Để chống lại quá trình tôm lột xác nhiều, bà con cần mix nhẹ Kali với liều lượng 5kg/1000m3 nước.

Đây là phương pháp đầu tiên trong việc ổn định nước và kiềm chế khí độc bùng phát trong ao nuôi tôm tránh gây ngộ độc cho tôm nhiều hơn.

  • Khoảng 10h tối vừa hút vừa xả nước từ từ rồi đảo nước nhẹ nhàng để giảm sốc cho tôm ở điều kiện môi trường, giúp cho tôm có điều kiện để tiếp cận oxy. Bên cạnh đó, bà con cần đánh thêm 1 nhịp oxy viên từ 7-10kg/1000m3 nước ao để cung cấp oxy cho tôm.
  • Sau đó bà con cần kiểm tra xem tôm có dấu hiệu bơi ngơ và ổn định không, thông thường tôm bị khí độc thường nổi ngơ trên mặt nước. Nếu không có dấu hiệu trên thì chứng tỏ bà con đã xử lý rất tốt về khí độc bằng các biện pháp được nêu ở trên.
  • Từ 3-5h sáng tôm sẽ có dấu hiệu lột nhiều và ngưỡng oxy thấp nhất trong ao, bà con cần tiếp tục vừa xả vừa thay nước. Và nếu bà con thấy tôm có dấu hiệu nổi đầu thì đánh thêm 1 nhịp oxy viên để cung cấp kịp thời oxy cho tôm đang trong quá trình lột xác.
  • Ngày hôm sau, bà con sẽ cho tôm giảm ăn, tạt thêm vitamin C và Yucca để hấp thu khí độc cho tôm khỏe.
  • Duy trì cách này trong vòng 3 ngày, đàn tôm của bà con sẽ vượt qua được sự bùng nổ của khí độc NO2 có trong ao.
  • Có thể chuẩn bị ao mới để san tôm sang ao khác, nhưng nếu bà con không có thì sẽ xử lý như cách trên.
  • Đối với ao đất lót bạt trên bờ:
    • Xử lý khí độc với các biện pháp như trên.
  • Đối với ao đất:
    • Vào đầu mùa mưa, bà con cần phải lấy vôi rải xung quanh bờ ao để hạn chế sự trôi chảy từ trên bờ xuống ao tôm.
    • Bà con cần dùng vôi nóng (CaO) 20kg/1000m3 và vôi canxi (CaCO3) 40kg/1000m3 đánh vào nước.
    • Khi trời mưa, ao tôm thường sẽ bị sụp tảo, vì vậy cần chạy quạt liên tục so với ngày bình thường. Bà con cần đánh Zeo bột đồng thời cấy vi sinh EM Aqua liền cho sạch nước, bên cạnh đó đánh thêm Nova – Yucca Plus để hấp thu khí độc.

Chế phẩm vi sinh xử lý nước như EM Aqua 10-15 lít/1000m3, định kỳ 4-5 ngày dùng 1 lần, thời điểm tốt nhất để dùng vi sinh khoảng 9-10 giờ sáng. Hoặc bà con muốn xử lý tảo độc bùng phát, tạt vào ban đêm từ 8-9 giờ tối, liên tục trong vòng 3 ngày.

che pham sinh hoc em aqua 12 2024

Và sau khi tảo tàn dùng men xử lý đáy Pon-Pro để gom xác tảo, lợi khuẩn tự phân hủy xác tảo nhanh. Cùng với đó sử dụng men chuyên xử lý khí độc NO2 để giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bùng nổ khí độc dưới đáy ao. Bà con có thể dùng chung men xử lý khí độc NO2 và men vi sinh EM Aqua đề giúp môi trường nước ao tôm luôn sạch, tạo độ bóng cho con tôm.

Kết hợp dùng với men vi sinh chuyên xử lý đáy Pon-Pro và men xử lý khí độc NO2 Bio-TCxh giúp gom xác tảo tàn, giảm hàm lượng khí độc NO2 từ đó làm sạch môi trường đáy ao.

Cả 2 men này bà con đều có thể tăng sinh để tiết kiệm chi phí.

men vi sinh xu ly day 12 2024

  • Sử dụng Nova- Yucca plus 500ml/2000m3 để hấp thu khí độc, dùng lúc trời mát.

nova yucca plus 02

Để có 1 vụ nuôi tôm thành công thì bà con cần duy trì biện pháp xử lý như trên để xử lý xác thủ thầm lặng trong ao tôm NO2, để không làm ảnh hưởng đến đàn tôm của bà con.

Xin mời bà con xem video dưới đây sẽ hướng dẫn cho bà con cách đo khí độc NO2 trong nước bằng test Sera nhé.

Hy vọng bài viết và video này có thể giúp bà con biết về cách đo NO2 và cách xử lý khí độc NO2 có thể giúp bà con xử lý tốt nước nuôi của ao nuôi trồng thủy sản của mình. Xin mời bà con cùng đón chờ bài viết tiếp theo của Thủy Sản Tin Cậy nhé.

Chúc bà con có mùa bội thu để đón Tết ấm áp!

Tác giả: Hồng Chuyên

Mọi thắc mắc về bài viết “Giải pháp xử lý khí độc NO2 đối với ao nuôi tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo