Giải Pháp Phục Hồi Sầu Riêng Cháy Lá Sau Thu Hoạch Ở Miền Tây

Sau mỗi vụ thu hoạch sầu riêng ở Miền Tây đa số các vườn đều gặp tình trạng cháy lá, rụng lá nghiêm trọng. Do cây tập trung dinh dưỡng để nuôi trái và một số vườn Miền Tây lạm dụng Paclo (Paclobutrazol) để xử lý ra hoa, điều kiện nắng nóng kéo dài, thiếu nước ngầm và đất suy kiệt cũng dẫn đến tình trạng cháy lá.

Giải pháp nào giúp nhà vườn phục hồi hiệu quả vườn sầu riêng sau thu hoạch để chuẩn bị cho cây đủ sức, đủ cơi lá bước vào mùa vụ kế tiếp nâng cao năng suất và chất lượng trái cho vụ sau Tin Cậy sẽ chia sẻ với bà con qua bài viết sau nhé.

giai phap phuc hoi sau rieng bi chay la sau thu hoach n 01

1. Nguyên nhân gây cháy lá sầu riêng sau thu hoạch ở Miền Tây

Lạm dụng Paclo trong quá trình xử lý ra hoa dẫn đến Paclo tồn dư trong đất, cây bị ngộ độc hệ rễ bị ức chế, rễ cám không phát triển dẫn đến cây vị vàng lá, cháy lá.

Cây không đủ lực, thiếu lá đã tiến hàng xử lý ra hoa. Cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái, không đủ bộ lá để tổng hợp dinh dưỡng, nguồn năng lượng bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng cháy lá.

Quá trình ra hoa – nuôi trái kéo dài là khoảng thời gian nhạy cảm nhất nếu chế độ chăm sóc không tốt dễ khiến rễ cây bị suy kiệt, tổn thương nghiêm trọng và dễ bị cháy lá.

Thiếu nước ngay trong thời gian nuôi bông, nuôi trái. Khi trong cây không đủ nước để cung cấp cho bông và trái thì cây buộc phải rút nước trong mạch từ lá để nuôi bông, trái → Cháy lá.

Đất chua, bạc màu, thoái hóa, nghèo hữu cơ, rễ bị tổn thương không hút được nước và dinh dưỡng → Lá bị khô cháy

Dư lượng phân hóa học, đặc biệt kali, còn tồn trong đất làm “sốc” rễ.

Thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, cây mất nước nhanh → Lá bị sốc nhiệt, không kịp điều tiết, dẫn đến cháy mép lá, khô lá, rụng lá hàng loạt.

Sương muối và nấm bệnh cũng làm sầu riêng bị cháy lá trong giai đoạn này.

giai phap phuc hoi sau rieng bi chay la sau thu hoach n 02

Trong trường hợp cây sầu riêng bị nhiễm mặn vượt ngoài khả năng chịu đựng dẫn đến cây sẽ bị ngộ độc và có những hiện tượng như héo, cháy lá và nặng nhất là chết dần.

giai phap phuc hoi sau rieng bi chay la sau thu hoach n 03

2. Cháy lá ảnh hưởng đến cây sầu riêng như thế nào?

  • Cháy lá làm giảm khả năng quang hợp, cây không đủ năng lượng để nuôi bông, nuôi trái, phục hồi và phát triển.
  • Cây suy yếu, phục hồi chậm, sinh trưởng kém, rủi ro không ra hoa hoặc ra hoa yếu ở vụ sau.
  • Cháy lá làm rễ yếu hoặc chết rễ cạn. Cây hấp thu kém dinh dưỡng, thối rễ, dễ nhiễm nấm bệnh trong mùa mưa.
  • Cây giảm sức đề kháng, dễ nhiễm sâu bệnh.
  • Tỷ lệ đậu trái kém, trái nhỏ, dễ bị nứt hoặc rụng.
  • Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái giảm: Cơm mỏng, không ngọt, tỷ lệ sượng cao.

giai phap phuc hoi sau rieng bi chay la sau thu hoach n 04

3. Giải pháp hữu hiệu phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch bị cháy lá ở Miền Tây

  • Cắt tỉa, dọn vệ sinh vườn

Cắt tỉa bỏ những cành suy yếu sâu bệnh, cành bị cháy lá nặng, cành không còn khả năng mang trái.

Dọn cỏ vườn, thu gom các tàn dư thực vật tạo độ thông thoáng cho vườn, hạn chế sâu bệnh tấn công.

  • Xử lý nấm bệnh

Xới nhẹ đất xung quanh gốc từ 1/3 tán cây, giúp đất tơi xốp, cây ra rễ mới dễ hấp thu nguồn dinh dưỡng. Lưu ý: không nên xới quá sâu gây tổn thương rễ, nấm bệnh dễ tấn công. Sau đó bón vôi trước 10 – 15 ngày bón phân, giúp diệt nấm khuẩn, khử mặn và cải tạo pH đất.

Phun rửa vườn và xử lý nấm bệnh bằng một số loại thuốc: Matalaxyl, Propineb, gốc Phosphonate…. và gốc đồng để phòng trừ nấm bệnh xâm nhập vào các vết cắt tỉa cành, ngăn chặn cháy lá, rửa rong rêu bám trên cây, diệt ổ côn trùng, tăng cường quang hợp cho cây, …. Phun ướt hết 2 mặt lá và thân, cành.

  • Bón phân

Sau khi xử lý nấm bệnh khoảng 10 ngày tiến hành bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, giúp cây lấy lại cơi đọt mới, nhanh chóng được phục hồi.

Bón xen kẻ giữa các loại phân giúp cây hấp thu tốt và cân bằng lượng dinh dưỡng cho cây.

  • Kích cây đi cơi đọt mới:

3 – 6 lít đạm cá + 0.5 – 1kg humic + 0.5 – 1kg Trichoderma (phòng nấm bệnh vào mùa mưa, tránh xì mủ, thối rễ) + 1 lít BIO – EMZ (phân hữu cơ vi sinh) + 200 lít nước

Cây 6 – 7 năm tưới mỗi gốc khoảng 30 lít đã pha, tưới xung quanh tán, sau đó tưới lại nước để cây hấp thụ phân tốt hơn và luôn giữ ẩm cho cây sau khi tưới phân giúp cây không bị cháy đầu rễ.

giai phap phuc hoi sau rieng bi chay la sau thu hoach n 05

  • Khi cây nhú đọt:

3 lít đạm cá + 0.5kg humic + 200l nước + phân NPK 3 số đều (15-15-15 hoặc 16-16-16)

  • Khi lá lụa:

Có thể bón 1 ít DAP giúp lá xanh dày, quang hợp tốt, tăng sức chống chịu.

     Định kỳ 2-3 tháng bón phân hữu cơ nở/phân chuồng,…giúp đất tơi xốp, cải tạo đất

giai phap phuc hoi sau rieng bi chay la sau thu hoach n 06

Humic

giai phap phuc hoi sau rieng bi chay la sau thu hoach n 07

  • BIO-EMZ là phân bón hữu cơ sinh học cung cấp đạm, hệ vi sinh vật có lợi cho cây: Vi sinh vật phân giải cellulose, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải Phosphore. Giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp, tăng khả năng hút dinh dưỡng, cân bằng độ pH của đất.

giai phap phuc hoi sau rieng bi chay la sau thu hoach n 08

 

4. Quản lý sâu bệnh hại

Sau khi cây nhú đọt định kỳ 7-10 ngày phun thuốc phòng trừ (sâu rầy, nhện đỏ, thán thư,…) + Combi – trung vi lượng (Ca, Mg, Bo, Zn,…): Giúp bảo vệ bộ lá, lá cứng, lá to, xanh, dày bóng,  giảm mất nước, tăng sức chống chịu hạn chế tình trạng cháy lá. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Có thể kết hợp thêm chất giữ ẩm sinh học chitosan để kéo dài hiệu lực.

Lá lụa phun 1 cử thuốc phòng nấm bệnh cho cây: Mataxyl/Agri Fos,…

Cây ra cơi đọt nào cần bảo vệ tốt cơi đọt đó, hạn chế tình trạng cháy lá. Cây nhanh phục hồi đủ 2-3 cơi lá, đủ sức khỏe bước vào mùa vụ làm bông tiếp theo, nâng cao năng suất chất lượng trái.

giai phap phuc hoi sau rieng bi chay la sau thu hoach n 09

Vườn Anh Thuộc sử dụng đạm cá + humic + BIO EMZ từ lúc lấy cơi sau thu hoạch, lấy cơi sau khi nhú mắt cua nên vườn Anh cây đủ bộ lá đủ dinh dưỡng nuôi trái, cây nuôi nhiều trái nhưng không mất sức dàn lá vẫn đẹp không bị cháy lá. Sau khi thu hoạch công tác chi phí phục hồi của Anh cũng dễ dàng và tiết kiệm nhiều chi phí.

Phục hồi sầu riêng sau thu hoạch trong điều kiện khắc nghiệt ở miền Tây không khó nếu áp dụng đúng phương pháp. Sự kết hợp giữa đạm cá – humic – phân hữu cơ vi sinh – trung vi lượng chính là chìa khóa giúp cây phục hồi nhanh, khỏe mạnh và sẵn sàng cho vụ tiếp theo. Đây là giải pháp sinh học an toàn, tiết kiệm và phù hợp với định hướng canh tác bền vững. Nhà vườn nên kiên trì theo dõi và điều chỉnh phù hợp với tình trạng từng vườn để đạt hiệu quả cao nhất.

Hẹn gặp lại bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “Giải pháp phục hồi sầu riêng cháy lá sau thu hoạch ở miền Tây”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo