Dấu Hiệu Về Bệnh Đường Ruột Trên Tôm Không Nên Chủ Quan

Trong quá trình nuôi, nếu người nuôi không kiểm soát tốt chất lượng nước dẫn đến tình trạng ỗ nhiễm nguồn nước ao nuôi, từ đó dẫn đến xuất hiện của bệnh đường ruột trên tôm càng trở nên khó kiểm soát ảnh hưởng đến sức khỏe sự phát triển của tôm nhất là sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy bà con cần theo dõi quan sát biểu hiện của tôm thường xuyên, có những biện pháp phòng trị hiệu quả ngay từ khi mới phát hiện bệnh.

Hôm nay qua bài viết này Tin Cậy sẽ cùng quý bà con tìm hiểu về bệnh đường ruột này để có biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời tránh những thiệt hại mang lại hiệu quả kinh tế.

Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan

Bệnh đường ruột ở tôm khá phổ biến như: phân trắng, phân đứt khúc, viêm đường ruột.. ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tỷ lệ sống, sự thành công của vụ nuôi, nếu không phòng và điều trị kịp thời có thể làm giảm năng suất, chất lượng tôm nuôi.

Đường ruột là bộ phận quan trọng nhất ở tôm. Và đường ruột tôm có cấu tạo rất đơn giản nên rất dễ mẫn cảm với các bệnh  đặc biệt là bệnh đường ruột trên tôm.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đường ruột trên tôm

Do môi trường:

  • Trong suốt giai đoạn nuôi, người nuôi không kiểm soát tốt chất lượng môi trường nước dẫn đến môi trường ô nhiễm do thức ăn dư thừa nhiều, ao nhiều chất hữu cơ đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát tán nhanh và xâm nhập vào đường ruột, gây hoại tử thành ruột,… làm xuất hiện các đốm trắng và màu vàng nhạt trên thành ruột dẫn đến bệnh phân trắng.
  • Các dụng cụ, vật tư thiết bị… chưa được vệ sinh xử lý triệt để.
  • Nền đáy ao nuôi bị ô nhiễm do các chất lắng đọng (thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm, xác tảo)
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan

Do thức ăn không tốt:

  • Thức ăn để lâu bị ẩm, vón cục, nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, không đảm bảo chất lượng, chứa nhiều độc tố, khi cho tôm ăn sẽ dễ bị mắc bệnh đường ruột.
  • Thức ăn cho ăn bị dính trên thành bạt, cầu nhá, máy quạt,…lâu ngày bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn rơi xuống tôm ăn phải bệnh lây lan.
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan

Do tảo độ trong ao nuôi:

  • Do tôm ăn phải các loại tảo độc trong ao đặc biệt là nhóm tảo lam, các loài tảo độc sẽ tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, khiến ruột không hấp thụ được thức ăn dẫn đến bị bệnh. Tôm tình trạng bị phân trắng, phân bị đứt khúc do tôm ăn tảo lam và không thể tiêu hóa được.
  • Bạt nuôi bị nhớt, các thiết bị, dụng cụ bị nấm đồng tiền tôm ăn phải gây bệnh đường ruột.
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan

Do con giống kém chất lượng

  • Thời tiết thay đổi: nắng nóng kéo dài, mưa gió thất thường hoặc lạnh quá làm tôm ăn yếu, bỏ ăn lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh đường ruột ở tôm.

Do ký sinh trùng đường ruột:

  • Gregarines (trùng hai tế bào): gregarines ký sinh trên nhóm hai mãnh vỏ và giun nhiều tơ, ốc,…
  • Khi tôm ăn phải các loài trên, đường ruột tôm bị vi khuẩn xâm nhập, chúng bám vào các nhung mao của đường ruột, tại điểm này không hấp thu  được chất dinh dưỡng dẫn đến xuất hiện các khoảng trống trên đường ruột tôm khi quan sát tôm dưới ánh sáng mặt trời

Biểu hiện của bệnh đường ruột ở tôm:

  • Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp mé, tôm bị chậm lớn, sức khỏe yếu
  • Đường ruột loãng làm tôm không hấp thụ được thức ăn tôm bị hoại tử đường ruột
  • Đường ruột của tôm bị đứt khúc thành từng đoạn hoặc thức ăn không có ở ruột tôm, đường phân bị cong, có màu sắc nhợt nhạt
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
  • Khi có tiếng động lớn hoặc ánh sáng mạnh, tôm rất sợ hãi.
  • Nếu bị nặng hơn thì tôm bị mũ cuối đuôi, tôm xuất hiện đốm trắng, đường ruột có thể bị xuất huyết.
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
  • Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.
  • Sau khi tôm mắc bệnh đường ruột, nếu cho ăn nhiều, chúng sẽ chết càng nhanh và hiện tượng chết sẽ xảy ra sau 2 – 3 ngày. Nếu khỏi thì cũng gây thiệt hại lớn, tôm có nguy cơ bị teo gan và còi.

Một số biện pháp phòng bệnh đường ruột trên tôm hiệu quả

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Bệnh đường ruột ở tôm hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nhất do đó bà con cần tiến hành phòng bệnh hiệu quả nhất như sau:

  • Chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn phải có đủ các chất dinh dưỡng, thức ăn đúng kích cỡ phù hợp cho từng giai đoạn nuôi, nên điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa thức ăn.
  • Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc, độc tố.
  • Ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại, kết hợp sử dụng các loại chế phẩm vi sinh định kỳ để phân hủy các loại hữu cơ và thức ăn dư thừa trong ao. Bà con có thể tham khảo chế phẩm vi sinh để xử lý nước, xử lý nền đáy ao, phân hủy thức ăn thừa, chất hữu cơ trong ao nuôi như chế phẩm vi sinh EM Aqua, men vi sinh xử lý đáy ao BIO-TC7 DB,…
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
  • Trong quá trình nuôi nên bổ sung thường xuyên men tiêu hóa có lợi cho đường ruột của tôm. Bà con có thể tham khảo sử dụng men tiêu hóa BIO-TC1 DB giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa cho tôm, còn giúp phòng và phục hồi sức khỏe tôm sau khi nhiễm bệnh.
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
  • Bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
Dấu hiệu về bệnh đường ruột trên tôm không nên chủ quan
  • Định kỳ bổ sung các khoáng chất cần thiết cho tôm: khoáng Azomite, CaCl2, MgCl2, KCl,…
  • Trong trường hợp nước ao ô nhiễm, nên thay dần bằng loại nước đã qua xử lý (1 lần thay khoảng 30% nước ao để tôm có thời gian thích nghi dần – ao nuôi có điều kiện thay nước)
  • Khi thấy tôm có các biểu hiện của bệnh thì giảm thức ăn còn 70%
  • Mật độ nuôi thả phù hợp với diện tích ao nuôi, không nên thả quá dày.
  • Trước khi nuôi thả phải cải tạo, chuẩn bị ao thật kỹ, đúng quy trình, có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho quá trình nuôi.
  • Ổn định mực nước phù hợp trong suốt quá trình nuôi tôm từ nhỏ để khi thu hoạch.
  • Kiểm soát mật độ tảo trong ao nuôi định kỳ bằng chế phẩm vi sinh EM Aqua
  • Sử dụng EM tỏi để phòng bệnh đường ruột cho tôm bằng cách lấy trộn 1 lít EM tỏi vào 10 kg thức ăn, ủ khoảng 30 -60 phút trước khi cho ăn, để EM tỏi thấm đều thức ăn. Định kỳ 7 – 10 ngày bổ sung EM vào thức ăn/ngày. Trường hợp tôm bị bệnh đường ruột có thể sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 – 10 ngày.

 Công thức ủ EM tỏi từ EM5

Lấy 1 lít EM Aqua gốc + 1 lít rỉ đường + 1 lít dấm + 1 lít  Rượu (Rượu gạo,…) + 6 lít nước sạch, ủ kín (không mở nắp) trong vòng 3 ngày thì dùng được.

Ủ EM tỏi

Cho lần lượt 8 lít nước, 1 kg tỏi xay nhuyễn, 1 lít EM5 vào bình có nắp đậy, sạch khuẩn, khuấy đều, đậy kín rồi ủ yếm khí trong 24h.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về “Dấu hiệu không nên chủ quan về bệnh đường ruột trên tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo