Cơ Sở Áp Dụng Công Nghệ Sinh Học Vào Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Biện pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học là một giải pháp ưu việt thân thiện với môi trường mang lại hiệu quả cao. Nhưng có phải bất cứ nước thải nào cũng áp dụng công nghệ sinh học được hay sao? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Bản chất của quá trình xử lý

Áp dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải
Khu xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học

Bản chất của phương pháp sinh học trong xử lý nước thải là sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để khoáng hóa các chất bẩn hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ các chất khí đơn giản và nước. Tất cả các chất hữu cơ có trong tự nhiên và nhiều chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật.

Vi sinh vật có thể phân huỷ chúng hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Quá trình xử lý sinh học nước thải nhằm khử các chất bẩn hữu cơ (BOD hoặc COD hoặc
TOC), nitrat hoá, khử nitrat, khử Phospho và ổn định chất thải nhờ quá trình chuyển hoá hợp chất hữu cơ thành pha khí và thành vỏ của tế bào vi sinh vật tạo ra các bông bùn cặn sinh học và loại các bông bùn cặn sinh học này ra khỏi nước thải.

Cơ sở lựa chọn công nghệ

Phương pháp sinh hóa thường dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hòa tan hữu cơ (đôi khi cả vô cơ) khỏi nước thải. Phương pháp này dựa vào khả năng sống của vi sinh vật. Chúng sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng như carbon, nitơ, phốt pho, kali… Trong quá trình dinh dưỡng các vi sinh vật sẽ nhận các chất để xây dựng tế bào và sinh năng lượng nên sinh khối của nó tăng lên.

Tất cả các phương pháp xử lý nước thải có thể chia ra làm hai nhóm: nhóm các phương  pháp  phục  hồi và nhóm các phương pháp phân hủy. Đa số các phương pháp hóa lý được dùng để thu hồi các chất quý trong nước thải và thuộc nhóm các phương pháp phục hồi.

Còn các phương pháp hóa học và sinh học thuộc nhóm các phương pháp phân hủy. Gọi là phân hủy vì các chất bẩn trong nước thải sẽ bị phân hủy chủ yếu theo các phản ứng oxy hóa và một ít theo các phản ứng khử. Các sản phẩm tạo thành sau khi phân hủy sẽ được loại khỏi nước thải ở dạng khí, cặn lắng hoặc còn lại trong nước nhưng không độc.

Để lựa chọn phương pháp phù hợp cần dựa vào đặc tính nước thải ban đầu
Để lựa chọn phương pháp phù hợp cần dựa vào đặc tính nước thải ban đầu

Những phương pháp phục hồi và cả phương pháp hóa học thường chỉ dùng để xử lý các loại nước thải đậm đặc riêng biệt, còn đối với các loại nước loãng với số lượng nhiều thì dùng các phương pháp đó không thích hợp. Nước thải công nghiệp sau khi xử lý bằng phương pháp sinh hóa có thể xả ra nguồn sông hồ nếu bảo đảm được các tiêu chuẩn vệ sinh và nuôi cá. Nhiều khi có thể dùng lại được trong các dây chuyền sản xuất.

Nước thải sau xử lý được thu gom tái sử dụng với nhiều mục đich khác nhau
Nước thải sau xử lý được thu gom tái sử dụng với nhiều mục đich khác nhau

Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất có thể xử lý bằng phương pháp sinh hóa nhưng trước đó phải qua xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học. Có thể xử lý sơ bộ chung hoặc riêng đối với từng loại nước thải đó. Nhất thiết phải xử lý sơ bộ riêng biệt nếu nước thải sản xuất chứa chủ yếu là các chất vô cơ hoặc chúng phải qua xử lý sơ bộ bằng phương pháp hóa học.

Việc tính toán các công trình xử lý cơ học riêng biệt đối với nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được thực hiện theo các chỉ dẫn thiết kế thoát nước bên ngoài của xí nghiệp công nghiệp.

Trong đó còn phải xét đến hiện tượng dao động lưu lượng và nồng độ nước thải và phải đặt các bể điều hòa nếu cần thiết. Việc xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất chỉ có lợi khi nước thải sản xuất tương tự như nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bị oxy hóa, không đòi hỏi phải xử lý sơ bộ đặc biệt gì. đôi khi phải dùng nước thải sinh hoạt để pha loãng nước thải sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sinh hóa sau đó diễn ra bình thường.

Song chắn rác giúp xử lý sơ bộ nước thải trước khi đưa vào quá trình xử lý
Song chắn rác giúp xử lý sơ bộ nước thải trước khi đưa vào quá trình xử lý

Điều kiện nước thải phải đưa vào xử lý sinh học:

Các loại nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải một số ngành công nghiệp (thực phẩm, thủy sản, chế biến nông sản, lò mổ, chăn nuôi, …và có thể cả công nghiệp giấy) có chứa nhiều chất hữu cơ hòa tan gồm hidratcacbon, protein và các hợp chất chứa N phân hủy từ protein, các dạng chất béo,…cùng một số chất vô cơ như H2S, các sulfit, amoniac và các hợp chất chứa N khác,…có thể đưa vào xử lý theo phương pháp sinh học.

Phương pháp xử lý sinh học nước thải dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn nước. Do vậy, điều kiện đầu tiên và vô cùng quan trọng là nước thải phải là môi trường sống của quần thể vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải.

Muốn đảm bao điều kiện này, nước thải phải: Không có chất độc làm chết hoặc ức chế hoàn toàn hệ vi sinh vật trong nước thải. Trong số các chất độc phải chú ý đến hàm loại kim loại nặng. Theo mức độ độc hại của các kim loại, sắp xếp chúng theo thứ tự:

Sb>Ag>Cu>Hg>Co>Ni>Pb>Cr3+>V>Cd>Zn>Fe

Kim loại nặng là một nguồn độc chất đối với vi sinh vật
Kim loại nặng là một nguồn độc chất đối với vi sinh vật

Muối của các kim loại này ảnh hưởng nhiều đến sự sống của các vi sinh vật, nếu quá nồng độ cho phép, các vi sinh vật không thể sinh trưởng được và có thể bị chết. Như vậy, không thể tiến hành xử lý sinh học. Nồng độ muối của chúng nhỏ hơn giới hạn sẽ bị hạn chế tốc độ làm sạch nước. Trong trường hợp nước thải chứa nhiều hợp chất độc thì tính toán dựa vào chất có mức độ độc nhất.

Chất hữu cơ có trong nước thải phải là cơ chất dinh dưỡng nguồn C và năng lượng cho vi sinh vật. các hợp chất Hidratcacbon, Protein, Lipid hòa tan thường là cơ chất dinh dương và rất tốt cho vi sinh vật.

Nước thải đưa vào xử lý bằng việc áp dụng công nghệ sinh học có 2 thông số đặc trưng là BOD và COD. Tỷ số của 2 thông số này phải là: COD/BOD ≤ 2 hoặc BOD/COD ≥ 0,5; mới có thể đưa vào xử lý sinh học (hiếu khí). Nếu COD lớn hơn BOD nhiều lần, trong đó gồm có Xenlulozo, Hemixenlulozo, Protein, tinh bột chưa tan thì phải qua xử lý sinh học kỵ khí.

Trên đây là một vài chia sẻ của Công ty Tin Cậy chúng tôi về cơ sở đã áp dụng công nghệ sinh học trong quá trình xử lý nước thải. Đặc biệt không thể thiếu trong các quá trình xử lý sinh học chính là các vi sinh vật xử lý.

Chúng tôi chuyên cung cấp các dòng vi sinh vật đa dạng, nhiều chức năng từ xử lý nước thải (BOD, COD, TSS,…) đến xử lý mùi, bùn đáy, bể tự hoại,…Vi sinh do chúng tôi cung cấp được nhập khẩu từ Mỹ nên các bạn không phải lo lắng về chất lượng.

Vi sinh Microbelift của Mỹ do Tin Cậy cung cấp sẽ không làm bạn thất vọng:

áp dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải

Dòng vi sinh IND chuyên xử lý BOD, COD, TSS,…cho hệ thống.

C7

Dòng vi sinh OC chuyên xử lý mùi cho các bãi rác, giúp giảm nhanh mùi bề mặt không gây ảnh hưởng đến đời sống con người:

C8

Dòng vi sinh N1 chuyên xử lý hợp chất chứa nhiều Nito trong nước thải, phân hủy hoàn toàn thành khí N2 không gây ô nhiễm môi trường:

C9

Dòng vi sinh DGTT chuyên trị dầu mỡ tại các nhà hàng quán ăn, ngăn chặn việc bám dính dầu mỡ trong đường ống:

C10

Vi sinh vật hiếu khí: Men vi sinh jumbo hiếu khí Bio-MT5 cung cấp các vi sinh vật hiếu khí cho hệ thống xử lý nước thải.

C11


Mọi thắc mắc về bài viết “Cơ sở áp dụng công nghệ sinh học vào hệ thống xử lý nước thải”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 671 281 – 0909 307 123 – 0932 063 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo