Cơ Chế Khử Mùi Của Chế Phẩm Sinh Học

Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học là vô cùng hiệu quả với các đặc tính sinh học an toàn, không độc hại, ngày càng được bà con lựa chọn sử dụng nhiều hơn.

Ngày nay, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để khử mùi là một lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Các chế phẩm sinh học với thành phần các vi khuẩn có lợi. Cùng các thành phần tự nhiên, hoàn toàn không gây hại cho bà con và môi trường sống.

Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học
Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học

Hôm nay, Tin Cậy sẽ giới thiệu đến bà con các loại chế phẩm sinh học chuyên dùng để khử mùi và cơ chế của chúng.

Giới thiệu về chế phẩm sinh học nói chung

Chế phẩm sinh học có rất nhiều định nghĩa khác nhau, chúng ta có thể hiểu nó là chế phẩm có chiết xuất từ các thành phần vi sinh vật sống. Chế phẩm sinh học bao gồm những vi khuẩn hữu ích, vi khuẩn có lợi tự nhiên, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.

Chế phẩm sinh học hiện nay ngày càng đa dạng có nhiều mẫu mã. Đa dạng chủng loại khác nhau trên thị trường. Tùy vào mục đích sử dụng, được nghiên cứu, ứng dụng cho những lĩnh vực khác nhau.

Tập hợp chủng vi sinh trong chế phẩm sinh học

  • Nhóm 1: Các loại vi sinh vật sống như vi khuẩn thuốc nhóm Bacillus, tactobacillus,…Thích hợp sử dụng trong ao và trộn với thức ăn giúp tôm tăng trưởng nhanh. Nhóm này có khả năng chịu nhiệt cao. Thuận lợi trong quá trình chế biến thực ăn viên.
  • Nhóm 2: Vi khuẩn Lactobacillus có khả năng phân giải bột đường thành axit hữu cơ. Thích hợp sử dụng trong sản xuất thức ăn sống và nuôi ấu trùng làm thức ăn cho tôm giống. Nhóm này nhạy cảm với nhiệt độ cao.
  • Nhóm 3: Nitrobacter, Nitrosomonas là nhóm vi khuẩn hiếu khí. Sử dụng có hiệu quả tiêu hao nhiều oxy trong ao. Đây là nhóm vi khuẩn có khả năng biến đổi các khí độc NH3 thành sản phẩm ít độc NO3 qua quá trình nitrate hóa. Được sử dụng phổ biến để xử lý nước ao nuôi và nền đáy ao.
  • Nhóm 4: Vi khuẩn Vibrio có lợi, giống Vibrio có rất nhiều loài. Trong đó có loài có lợi cho môi trường, vô hại đối với vật nuôi. Nhưng cũng có loài là vi khuẩn gây bệnh phổ biến cho động vật thủy sản. Sử dụng chế phẩm sinh học chứa các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio có lợi nhằm cạnh tranh về số lượng với các loài Vibrio gây bệnh, hạn chế hoặc triệt tiêu cơ hội gây bệnh cho các loài Vi khuẩn gây bệnh hiện có trong ao.
  • Nhóm 5: Nấm men có thể bám và phát triển tốt trên thành ruột, chịu được nhiệt độ cao trong công nghệ ép viên thức ăn, thích hợp với phương pháp sử dụng trộn vào thức ăn.
Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học
Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học

Cơ chế khử mùi

Chế phẩm sinh học khử mùi khi cho vào môi trường sẽ sản sinh ra các thành phần vi sinh vật. Các sinh vật này giúp tiêu diệt các loại vi sinh gây hại trong môi trường nước, rác, chuồng trại, vườn,…, xâm chiếm vào nơi cư trú và làm chết vi sinh vậy gây hại. Chưa kể còn tạo ra các hoạt chất gây ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật có hại, kháng khuẩn và diệt khuẩn mầm bệnh. Phân hủy các hợp chất hữu cơ bao gồm xác bã động thực vật, phân chuồng, rác thải lâu năm, ứ đọng, tiêu diệt hoàn toàn mùi hôi.

Bên cạnh đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong việc khử mùi chuồng trại, ao nuôi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi, diệt vi khuẩn xung quang môi trường sống, hạn chế chúng ký sinh vào nguồn thức ăn cho vật nuôi.

Các loại chế phẩm sinh học có cơ chế khử mùi

Chế phẩm EM1 trong cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học EM Gốc (EM1) có khoảng 80 loài vi sinh vật cả kỵ khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi khuẩn quang hợp (tổng hợp ra các chất hữu cơ từ CO2 và H2O). Vi khuẩn cố định Nito (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp. Qua đó chuyển N2 trong không khí thành các hợp chất Nito). Xạ khuẩn (sản sinh chất kháng sinh. Ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ). Vi khuẩn lactic (chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu). Nấm men ( sản sinh vitamin và các axit amin).

Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học
Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học

Liều lượng:

  • Khử mùi hôi và vệ sinh chuồng trại: Hòa loãng EM2 được tạo ra từ EM1 (1 lít EM1 + 1 lít rỉ đường + 18 lít nước ủ kín 7-10 ngày tạo ra 20 lít EM2) với nước theo tỷ lệ 1/200 đến 1/500, phun rửa chuồng trại hàng ngày hoặc 3 ngày/lần tùy theo sự phát sinh mùi hôi của chuồng nuôi.
  • Xử lý mùi hôi của bãi rác: Pha loãng EM2 với nước theo tỷ lệ 1/100. Phun đều dung dịch đã pha loãng lên bãi rác.

Vi sinh xử lý mùi hôi nước thải Microbe-Lift OC

Vi sinh xử lý mùi hôi nước thải Microbe-Lift OC là một tổ hợp dạng lỏng các chủng vi sinh vật bao gồm hợp chất lignin, axit fulvic. Các hợp chất hữu cơ humic, các vi sinh vật đất tự nhiên. Các dòng Bacillus được thiết kế đặc biệt cho việc kiếm soát các phản ứng tạo mùi trong hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, bãi rác, bãi phân chuồng trại.

Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học
Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học

Liều lượng:

  • Xử lý mùi hôi hệ thống xử lý nước thải + chất thải rắn + bãi rác: Tỉ lệ pha từ 1/500 đến 1/1000 tùy mùi hôi cần xử lý. Phun xịt 0.5 lít dung dịch đã pha cho 1 m2 diện tích bề mặt.
  • Phun xịt ngày 2 lần, mỗi lần phun xịt cách 4-5 tiếng hoặc phun xịt tùy theo mùi hôi phát sinh.

Men vi sinh khử mùi

Men vi sinh khử mùi với các thành phần từ vi khuẩn Bacillus spp. Vi khuẩn quang dưỡng và các loại vi nấm (nấm mốc/nấm men) giúp phân hủy và xử lý mùi hiệu quả.

Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học
Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học

Liều lượng:

  • Đối với bãi rác và chuồng trại: pha 1-2kg vi sinh khử mùi trong 100 lít nước sạch. Phun ướt đều lên chất thải. Tùy thuộc vào lượng chất thải và mức độ ô nhiễm. Có thể tăng lên hay giảm lượng men vi sinh và số lần lặp lại trong suốt quá trình xử lý.

Chế phẩm sinh học Bokashi

Bokashi được tạo ra từ chế phẩm EM1, mật rỉ đường cùng các vật liệu hữu cơ. Vật liệu hữu cơ rất đa dạng có thể từ thực vật như là: cám gạo, lúa mì, vỏ trấu, bã cà phê, rơm,… và động vật như là bột cá, vỏ cua, gia súc,…Thường dùng để xử lý mùi thì dùng cám gạo hay bã cà phê.

Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học
Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học

Cách tạo ra Bokashi: 5 lít EM1 + 5 lít mật rỉ đường + 100 lít nước + cám gạo + mùn cưa. Ủ kín 7-10 ngày tạo ra được Bokashi.

Liều lượng:

  • Để xử lý 1000kg rác hữu cơ dùng 1-2kg Bokashi cùng với 1-2 nắp dung dịch chế phẩm EM1. Pha loãng với nước theo tỷ lệ 1/50 đến 1/100 và vẩy đều khắp trên mặt khối rác. Tùy thuộc vào lượng chất thải và mức độ ô nhiễm mà tăng hay giảm lượng chế phẩm Bokashi sử dụng và số lần lặp lại trong suốt quá trình xử lý.

Hiệu quả xử lý trong cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học

  • Phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong thành phần rác thải, nước thải.
  • Tiêu diệt các vi sinh vật gây hại, ức chế sự sinh trưởng.
  • Bổ sung các vi sinh vật có lợi cho quá trình phân giải.
  • Khử mùi hôi hiệu quả.
  • Giảm khí độc, vi khuẩn có hại trong quá trình chăn nuôi thông qua việc xử lý phân, chất thải.
Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học
Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học

Lưu ý trong cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học

  • Việc sử dụng chế phẩm sinh học phải kiên trì, duy trì nhiều lần trong tuần trong tháng, mới có hiệu quả.
  • Trước và sau khi sử dụng chế phẩm sinh học, không được sử dụng các hóa chất sát trùng để tránh làm giảm hoạt tính của chế phẩm sinh học.
  • Cần sử dụng lặp lại nhiều lần.

Mọi thắc mắc về “Cơ chế khử mùi của chế phẩm sinh học”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo