Cách Chăm Sóc Sầu Riêng Vào Mùa Mưa
Thời tiết nắng mưa thất thường sẽ gây nhiều khó khăn cho quá trình chăm sóc sầu riêng đặc biệt giai đoạn nuôi bông, nuôi trái. Nếu không quản lý chăm sóc đúng cách cây dễ bị rụng bông, rụng trái, sâu nấm bệnh tấn công gây nấm trái, thối trái, cây bị bệnh vàng lá, thối rễ, xì mủ làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất vụ mùa của bà con. Bài viết sau đây Tin Cậy sẽ cùng bà con đưa ra một số giải pháp chăm sóc sầu riêng trong điều kiện khí hậu bất ổn này nhé.
1. Điều chỉnh chế độ nước tưới
Kiểm tra độ ẩm của vườn điều chỉnh lượng nước tưới và khoảng cách giữa cách lần tưới. Đặc biệt giai đoạn bông, trái non nếu dư nước hoặc thiếu nước cũng sẽ làm cây sốc và rụng hàng loạt.
Không để động nước quanh gốc quá 4 giờ, cần tạo mương rãnh để thoát nước tốt. Nước đọng lâu làm úng gốc, rễ bị úng thối, nấm bệnh tấn công.
Dọn cỏ, rác quanh gốc vào mùa mưa, tạo độ thông thoáng, thoát nước tốt. Do cỏ, rác, lá cây quanh gốc sẽ tạo độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh sinh sôi, phát triển.
Nếu vẫn muốn giữ cỏ cho cây thì tốt nhất là nên giữ cỏ cách gốc cây từ 30-40cm.
2. Tăng sức đề kháng cho cây
Định kỳ bón phân hữu cơ, vi sinh,…: Đạm cá, humic, phân sinh học WEHG, phân hữu cơ vi sinh BIO EMZ, chế phẩm vi sinh EM,…cung cấp vi sinh có lợi cho đất, đất tơi xốp giúp rễ cây khỏe tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, cành nhánh phát triển, tăng sức đề kháng.
Bổ sung trung vi lượng Combi, Canxi – Bo, Kali, Silic để giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu, sức bền của cây trồng. Giúp cây xanh lá, dày lá, hạn chế sự tác động của nấm khuẩn. Giữ bông, giữ trái tốt.
3. Chủ động phòng nấm bệnh
Mùa mưa nấm Phytophthora tấn công làm thối gốc, thối trái, nứt thân xì mủ, lỡ cổ rễ. Ngoài ra cây dễ bị nấm hồng, đốm rong, rỉ sắt, thán thư, cháy lá,…
Sau mỗi trận mưa kéo dài cần phun phòng bằng thuốc sinh học hoặc vi sinh để ức chế và ngăn bệnh lây lan, sản phẩm an toàn không làm nóng bông, nóng trái.
Đối với cây giai đoạn kiến thiết bà con có thể sử dụng các dòng thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất phòng trị nấm bệnh phổ biến như: Metalaxyl, Azooxystrobin, Propineb, Copper, Dimethorph, Fostyl Al, Hexaconzole, Phosphonate… để phòng bệnh bảo vệ cho cây.
Tuy nhiên vẫn khuyến khích bà con nên áp dụng các biện pháp sinh học như chế phẩm có nguồn gốc từ các dòng vi sinh vật có lợi hoặc chế phẩm sinh học được chiết xuất dạng các enzyme để ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh.
Định kỳ nên dùng trichoderma, chế phẩm vi sinh EM trước mùa mưa để phòng nấm bệnh hiệu quả.
4. Giữ trái – hạn chế rụng bông, trái non trong mùa mưa
Mưa đột ngột hoặc kéo dài làm cây bị sốc nước, ngộp rễ à Bông, trái non rụng hàng loạt.
Mưa làm cây dư đạm, cây đi đọt dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và bông, đọt và trái non làm rụng bông, trái. Đặc biệt giai đoạn cây đang xổ nhụy gặp mưa sẽ dẫn đến tình trạng rụng que diêm hàng loạt.
Định kỳ 7-10 ngày/lần phun Canxi – Bo trong giai đoạn nuôi bông, nuôi trái giúp dai cuốn, chống rụng bông, trái. Tăng sức sống của hạt phấn, tăng thụ phấn, tăng đậu trái, mẫu trái đẹp.
Giai đoạn từ sau mắt cua đến trước xổ nhụy nếu kéo thành công thêm 1 cơi đọt nữa sẽ giúp cây có thêm 1 cơi lá đủ sức, đủ dinh dưỡng nuôi bông, nuôi trái, lá không bị cháy lên cơm vàng ngon, đạt chất lượng. Giai đoạn nuôi trái cây không đi đọt sẽ không có sự canh tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái non nên hạn chế được tình trạng rụng trái, giật hộc, méo trái.
Trường hợp nếu kéo cơi đọt không thành công trong giai đoạn sau mắt cua hoặc không kéo cơi đọt thì cần phun kiểm soát dàn đọt trước giai đoạn xổ nhụy và giai đoạn nuôi trái.
Có thể sử dụng các sản phẩm: 10-60-10, MKP, Anvil, MX3,…để kiểm soát cơi đọt. Nên phun kèm Combo hoặc Canxi Bo để giảm stress cho cây.
Trước giai đoạn xổ nhụy cần bón 1 cử Kali Canxi Bo để hạn chế cây đi cơi đọt.
5. Theo dõi thời tiết – lên kế hoạch trước
Luôn theo dõi dự báo thời tiết 3 – 5 ngày
Phun phòng trước mưa dài ngày.
Lập nhật ký chăm sóc: Giúp đánh giá độ hiệu quả và rút ra kinh nghiệm.
Việc chăm sóc sầu riêng trong điều kiện thời tiết thất thường đòi hỏi sự linh hoạt, quan sát kỹ và áp dụng các biện pháp sinh học, hữu cơ lành tính để bảo vệ cây lâu dài.
Nhà vườn càng chủ động phòng bệnh, cây càng khỏe – trái càng ngon và đạt năng suất cao.
Hẹn gặp lại bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Cách chăm sóc sầu riêng vào mùa mưa”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Giải Pháp Chăm Sóc Mít Ruột Đỏ Vào Mùa Mưa
Giải Pháp Chăm Sóc Mít Ruột Đỏ Vào Mùa Mưa Mít ruột đỏ là loại [...]
Th5
6 Sai Lầm Khi Chăm Sóc Trái Sầu Riêng Khiến Nhà Vườn Mất Mùa
6 Sai Lầm Khi Chăm Sóc Trái Sầu Riêng Khiến Nhà Vườn Mất Mùa Giai [...]
Th5
Lưu Ý Quan Trọng Nhất Khi Làm Trái Cây Tơ
Lưu Ý Quan Trọng Nhất Khi Làm Trái Cây Tơ – Vườn Anh Tài Cùng [...]
Th5
Ứng Dụng Tuyệt Vời Của Nấm Trichoderma Cho Cây Trồng
Ứng Dụng Tuyệt Vời Của Nấm Trichoderma Cho Cây Trồng Nấm Trichoderma là một loại [...]
Th5
Giải Pháp Phục Hồi Sầu Riêng Cháy Lá Sau Thu Hoạch Ở Miền Tây
Giải Pháp Phục Hồi Sầu Riêng Cháy Lá Sau Thu Hoạch Ở Miền Tây Sau [...]
Th5
Cách Anh Thuộc Nuôi Trái Giai Đoạn Sau Xổ Nhuỵ Đến Trái 60 Ngày Tuổi
Cách Anh Thuộc Nuôi Trái Giai Đoạn Sau Xổ Nhuỵ Đến Trái 60 Ngày Tuổi [...]
Th4