Cá Bống Tượng Có Dấu Hiệu Lở Loét Miệng
Hiện nay, cá bống tượng có hiệu quả kinh tế cao nhờ vào thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng và ít xương. Cá bống tượng thương phẩm cỡ 300g trở lên có thịt dày, vị ngọt, thơm, ngon, được tiêu thụ trong các nhà hàng khách sạn và xuất khẩu.
Cá thường sống ở kênh rạch, ruộng hoặc hồ chứa, thường đi theo cặp. Sống ổn định ở mức pH = 5, độ mặn từ 0 – 15‰, hàm lượng oxy hòa tan thấp 1 mg/lít. Cá bống tượng sống ở tầng đáy, mé bờ gần mặt nước nơi có các loại cây thủy sinh, ban ngày cá vùi mình xuống bùn hoặc ẩn trong hang hốc, cá thường kiếm ăn vào ban đêm.

Cá bống tượng là loài cá có tập tính ăn mồi sống như tôm, tép, cua, trùng, ấu trùng, côn trùng và các loài thủy sinh tươi sống hoặc có thể bổ sung cám công nghiệp hay cám tự chế biến. Cá thành thục sau 1 năm tuổi, mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 – 11, tập trung vào tháng 5 – 8, mỗi lần đẻ trứng dính khoảng 170.000 trứng/ kg cá cái. Tập tính thích đẻ trứng nơi có nước chảy, có các cây thủy sinh hay các gốc thân cây chìm ven bờ.
Cá bống tượng rất háo ăn nên tốt nhất là cho ăn cách 1 ngày. Người nuôi phải thường xuyên theo dõi bọ bám trên cá nếu để bọ xuất hiện bám vào mang, cá sẽ chậm lớn hoặc chết.
Bà con phải thường xuyên kiểm tra nước, tránh để lá cây rụng xuống ao nuôi vì dễ làm môi trường nước bị ô nhiễm. Nếu thấy nước có mùi hôi bà con cần nhanh chóng thay nước hoặc xử lý bằng các loại men vi sinh chuyên xử lý nước như EM Aqua, EM1, men xử lý đáy dạng bột Pon-Pro, NB-25 hay men Rhodo Power để xử lý các khí độc ở dưới đáy ao.
Bệnh do nguyên sinh động vật
Nguyên nhân: Do các loại trùng mỏ neo, rận cá, nấm thủy mi… gây nên.
Dấu hiệu: Nhóm vi sinh vật này bám vào các cơ quan bên ngoài của cá để hút máu, chất dinh dưỡng làm cho cá bị đau, ngứa ngáy khó chịu, bơi lội không định hướng, khó thở, tạo ra những vết thương trên bề mặt cơ thể và ở mang, hầu của cá, tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn… xâm nhập.
Biện pháp phòng bệnh
- Cần kiểm tra cá trước khi thả, nếu thấy có dấu hiệu cá bị sinh vật ký sinh phải dùng thuốc tím 10 – 25 g/m3 tắm trong 1 giờ hoặc muối 25 g/m3 tắm trong 10 -15 phút.
- Luôn giữ môi trường nuôi tốt, hạn chế mùn bã hữu cơ tích tụ nhiều ở nền đáy ao và duy trì hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao, nếu ao nuôi bà con không có cánh quạt thì có thể dùng Nova Oxygen để tăng cường hàm lượng oxy trong ao.
- Định kỳ sát trùng nguồn nước nuôi bằng Seaweed với liều lượng 1L/1000m3 nước, 2 tuần xử lý 1 lần, đặc biệt là vào mùa mưa, mùa có nước nổi.
- Ủ men tỏi từ men vi sinh EM Aqua trộn vào thức ăn cho cá để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá.
- Định kỳ sổ ký sinh trùng cho cá bằng Nova- Praziquantel và diệt khuẩn môi trường nước.
Biện pháp trị bệnh
- Dùng Nova –Seaweed với liều 2-2.5L/1000m3 nước, mỗi tuần xử lý 1 lần.
- Dùng lá xoan liều lượng 0.3-0.5 kg/m3 nước treo trong ao.
- Dùng thuốc tím (KMnO4) 25g/m3 tắm trong 15 -20 phút hoặc Nova-dine nếu cá của bà con còn nhỏ 1 lít/1.500 – 2.000 m3. Hòa với nước sạch, tạt đều khắp ao.
- Sau 2-3 ngày tiến hành thay nước ao nuôi và bổ sung thêm chế phẩm vi sinh EM Aqua để tăng cường hệ vi sinh trong nước ao nuôi, giúp phát triển tảo và tạo màu nước tự nhiên cho cá.
- Bổ sung vitamin C và hepatol vào trong thức ăn giúp cá tăng sức đề kháng, cung cấp các vitamin cần thiết giúp cá mau phục hồi.
Chúc bà con nhiều vụ nuôi thành công!
Mọi thắc mắc về bài viết “Cá bống tượng có dấu hiệu lở loét miệng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
6 Cách Chăm Sóc Cá Koi Vào Mùa Hè Oi Bức
6 Cách Chăm Sóc Cá Koi Vào Mùa Hè Oi Bức Cá Koi là loài [...]
Th3
5 Lưu Ý Khi Chăm Cá Koi Mùa Lạnh
5 Lưu Ý Khi Chăm Cá Koi Mùa Lạnh Cá Koi là loài cá cảnh [...]
Th2
Biện Pháp Phòng Và Điều Trị Tôm Bị Mủ Đuôi
Biện Pháp Phòng Và Điều Trị Tôm Bị Mủ Đuôi Hiện nay, bà con triển [...]
Th2
Bệnh Đỏ Chân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
Bệnh Đỏ Chân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng Tôm thẻ chân trắng là một loài [...]
Th1
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Viêm Loét Do Vi Khuẩn Trên Ba Ba
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Viêm Loét Do Vi Khuẩn Trên Ba Ba Thịt [...]
Th1
Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ
Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ Bệnh thường xuất hiện [...]
Th12