Biện Pháp Phòng Và Điều Trị Tôm Bị Mủ Đuôi
Hiện nay, bà con triển khai các mô hình nuôi tôm theo nhiều hướng khác nhau như: nuôi quảng canh, nuôi thâm canh và mô hình nuôi tôm công nghệ cao được áp dụng rộng rãi. Cùng với đó, việc quản lý môi trường nước ngày càng phức tạp, khiến môi trường bị ô nhiễm và tạo điều kiện cho các mầm bệnh dễ xảy ra ở tôm nuôi.
Trong đó, bệnh mủ đuôi do ký sinh trùng gây ra luôn tiềm tàng trong ao, nguy cơ khiến cho bà con lo lắng về đàn tôm của mình bị ốp, còi cọc, dẫn theo tình trạng chậm lớn.
Bài viết này được rút ra từ kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bà con tìm hiểu về cách xử lý, xổ ký sinh trùng trên tôm hiệu quả triệt để nhất.
Dấu hiệu nhận biết khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng như:
- Vỏ tôm nhợt nhạt, trắng đục hoặc màu sữa.
- Tôm ăn chậm, yếu, không lớn.
- Ruột ziczac như xoắn lò xo.
- Đường ruột tôm cong, phình, có dịch vàng hơi hồng hoặc đứt từng đoạn, không có thức ăn trong đường ruột.
- Xi phông ao hao tôm nhiều.
- Chấm gạo đường ruột đốt thứ 6.
Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng thường kéo dài dai dẳng luôn đi kèm với bệnh đường ruột, do đó tuyệt đối bà con không nên chủ quan.
Biện pháp điều trị
Bước 1: Sử dụng thảo dược (cây cỏ lào và cây phèn đen)
Đây là 2 loại thảo dược có công dụng trong điều trị bệnh phân trắng, viêm đường ruột do ký sinh trùng, vi bào tử trùng, vi khuẩn Vibrio sp….
Nguyên liệu gồm:
- 1kg lá và thân cây phèn đen
- 1kg lá cây cỏ lao.
- Cồn 70%
Cách làm:
- Rửa sạch lá và thân cây, sau đó xay nhuyễn thành hỗn hợp. Cho thêm 10 lít nước sạch vào nấu sôi trong 2 giờ, đợi nguội, vắt phần bã, lấy nước cốt.
- Để bảo quản nước cốt bà con nên pha nước cốt với cồn 70 độ theo tỷ lệ 8 lít nước cốt với 2 cồn.
Cách dùng như sau:
- Trường hợp tôm bị nhẹ: trộn 1 lít cho 50kg thức ăn, định kỳ cho tôm ăn 1 ngày/lần.
- Trường hợp tôm bị nặng: trộn 1 lít sản phẩm cho 20-30 kg thức ăn, cho ăn tất cả các cử trong ngày và liên tục trong 3 ngày. Không nên cho ăn quá liều hoặc nhiều ngày dễ làm cho tôm bị xoắn.
Bà con có thể kết hợp trong lúc dùng thảo dược dùng thêm với thuốc điều trị về bệnh đường ruột Nova- Doxy, Nova- Oxytetra hoặc Nova- amox trong vòng 3 ngày, tùy theo trường hợp tôm bị nặng hay nhẹ mà bà con có thể chọn các loại thuốc khác nhau.
Bên cạnh đó bà con bổ sung thêm thuốc bổ Hepatol hoặc men chịu kháng sinh Nova-Bacci vào để bảo vệ đường ruột của tôm luôn khỏe, tránh trường hợp tôm bị bệnh đường ruột.
Men Nova Bacci bà con có thể trộn chung với thuốc để tôm dễ nong to đường ruột và kích thích hệ tiêu hóa.
Sau khi sổ ký sinh trùng cho tôm xong bà con nên thay nước trong ao nuôi khoảng 50%, sau đó tạt thêm Novadine diệt khuẩn này an toàn cho tôm vì sau khi xổ ký sinh trùng xong tôm rất yếu. Khoảng 3 tiếng sau, bà con tạt thêm vitamin C (Nova-C) vào ao để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
Sang sáng hôm sau bà con tạt men vi sinh EM Aqua vào trong môi trường nước để cung cấp vi sinh có lợi vào trong ao tạt 15-20L EM gốc hoặc bà con có thể ủ tăng sinh để tiết kiệm chi phí nuôi.
Biện pháp phòng bệnh:
Bắt đầu từ lúc thả giống được 20 ngày là bà con có thể sổ ký sinh trùng cho tôm bằng Nova- Praziquantel. Định kỳ 1 tháng sổ 1 lần, tiếp đến 40 ngày bà con nên sổ 1 lần và 2 tháng sổ 1 lần. Tiếp đến các tháng sau là tôm đã ổn định mình chỉ cần bổ sung thuốc vào trong thức ăn.
Duy trì tạt vi sinh EM Aqua để tăng cường hoạt động của vi sinh trong ao nuôi tôm giúp phân hủy mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa, xác tảo tàn và phân tôm, đây là cách an toàn, đơn giản và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó cần duy trì xi phông ao nuôi tôm 1 ngày/2 lần để nước trong ao sạch mùn bã hữu cơ tránh tình trạng sinh ra các khí độc NH3, H2S, NO2,…trong ao nuôi tôm.
Bà con nên lưu ý trước tình trạng của tôm trước khi xổ ký sinh trùng, nếu tôm yếu có thể cho ăn các sản phẩm bổ sung vitamin C, E, D để tăng cường sức khỏe cho tôm, sau đó bà con quan sát thấy tôm khỏe hãy tiến hành xổ ký sinh trùng cho tôm và đặc biệt nên xổ vào lúc trời nắng để đảm bảo các chỉ tiêu môi trường trong ao luôn ổn định.
Ngoài ra, trong thời gian nuôi, bà con cần phải thường xuyên đo các chỉ tiêu trong môi trường nước để có biện pháp xử lý kịp thời tránh gây ra những thiệt hại lớn.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ có ích cho bà con trong quá trình nuôi tôm, giúp bà con giảm đi phần nào về nỗi lo lắng bệnh do ký sinh trùng gây ra.
Chúc bà con có mùa vụ nuôi thành công!
Mọi thắc mắc về bài viết “Biện pháp phòng và điều trị tôm bị mủ đuôi”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
6 Cách Chăm Sóc Cá Koi Vào Mùa Hè Oi Bức
6 Cách Chăm Sóc Cá Koi Vào Mùa Hè Oi Bức Cá Koi là loài [...]
5 Lưu Ý Khi Chăm Cá Koi Mùa Lạnh
5 Lưu Ý Khi Chăm Cá Koi Mùa Lạnh Cá Koi là loài cá cảnh [...]
Th2
Cá Bống Tượng Có Dấu Hiệu Lở Loét Miệng
Cá Bống Tượng Có Dấu Hiệu Lở Loét Miệng Hiện nay, cá bống tượng có [...]
Th2
Bệnh Đỏ Chân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
Bệnh Đỏ Chân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng Tôm thẻ chân trắng là một loài [...]
Th1
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Viêm Loét Do Vi Khuẩn Trên Ba Ba
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Viêm Loét Do Vi Khuẩn Trên Ba Ba Thịt [...]
Th1
Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ
Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ Bệnh thường xuất hiện [...]
Th12