Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn đe dọa đến năng suất của ngành thủy sản ở nước ta. Bệnh vi bào tử trùng mới ghi nhận 2010 ở tôm sú nhưng các báo cáo gần đây cho thấy tôm nuôi tại nhiều vùng thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều nhiễm loài tác nhân này và chưa có hiệu quả về phương pháp điều trị.
Bệnh vi bào tử trùng hay còn gọi là bệnh EHP do tác nhân gây bệnh Entorocytozoon hepatopanaei, có khả năng gây bệnh ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Ha & cs., 2010 tôm sú nuôi tại Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Huế có tỷ lệ nhiễm trung bình 85% với vi bào tử trùng sau khi thả nuôi 70 – 100 ngày với hiện tượng tôm chết rải rác. Nuôi tôm thương phẩm với chủ lực là tôm thẻ chân trắng và tôm sú là ngành nông nghiệp mang lại lợi nhuận cao với giá trị xuất khẩu liên tục và đạt 3.6 tỷ USD vào năm 2023.
Sự cảm nhiễm của bào tử trùng trong ống gan tụy của tôm của tôm thẻ chân trắng nuôi tại Ninh Thuận với tỷ lệ nhiễm khoảng 15 – 20%. Tôm mắc bệnh có khả năng lây bệnh sang cho tôm khỏe thông qua môi trường nước, phân, nhiễm từ tôm bố mẹ sang con, xác từ tôm bệnh chết và tôm khỏe ăn xác tôm chết.
Dấu hiệu nhận biết tôm bệnh
- Bệnh không có dấu hiệu rõ trong giai đoạn nuôi, tuy nhiên bệnh biểu hiện rõ theo thời gian nuôi thông qua tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với bình thường.
- Tôm có dấu hiệu chậm lớn, do EHP ký sinh chủ yếu trong tế bào chất gan tụy và ruột tôm, lấy chất dinh dưỡng làm tôm chậm lớn, tiêu hao nhiều chi phí cho người nuôi. Sau khi nhân lên nhiều bào tử, chúng sẽ phá vỡ tế bào ký sinh, gây viễm nhiễm và bong tróc thành vật chủ, mở đường cho các mầm bệnh cơ hội như vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công và gây chết tôm.
- Tôm nhiễm EHP chỉ đạt 12g sau 4 tháng nuôi và dễ bội nhiễm với các tác nhân gây chết tôm khác như virus đốm trắng (WSSV), hội chứng hoại tử gan tụy (AHPND).
Đề xuất biện pháp cho bà con nuôi tôm có thể phát hiện nhanh EHP bằng cách đơn giản:
Phương pháp nhuộm EHP cho hiệu quả cao trong việc phát hiện nhanh vi bào tử trùng.
Khi quan sát mẫu ép, gan tụy tôm nghi nhiễm vi bào tử có nhiều tế bào màu sắc đa dạng từ vàng đến nâu, tế bào gan tụy phình to. Ở vật kính 100x ép nhẹ tế bào gan tụy để quan sát thấy những tế bào nghi nhiễm vi bào trùng có những tế bào nhỏ li ti màu đen trong tế bào chất của tế bào gan tụy (Hình 3 và hình 4).
Soi tươi là phương pháp chẩn đoán phổ biến được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh thủy sản. Tuy nhiên, do dựa vào hình dạng tế bào để đưa ra kết luận nên phương pháp soi tươi có độ tin cậy thấp. Vi bào tử trùng có kích thước (1,1 ± 0,2 μm × 0,6 ± 0,2 μm), dạng hình oval gồm nhiều giai đoạn sống nội bào.
Chúng tạo ra các loại bào tử khác nhau ở các loài vật chủ khác nhau. Trong nhiều trường hợp, các bào tử này rất giống nhau về hình thái khi quan sát dưới kính hiển vi nhưng khác nhau về chức năng [2]. Quan sát các mẫu tôm nghi nhiễm vi bào tử, phương pháp soi tươi cho thấy có thể dùng để kiểm tra sơ bộ sự có mặt của tác nhân này (Hình 4).
- Bào tử EHP thường nằm giữa nhân tế bào ruột và lớp màng đáy, bào tử thường bắt màu nhuộm nhạt hơn so với tế bào chất của tôm xung quanh và được phân biệt bằng rãnh hình thành do khoảng cách giữa các nhân con.
- phết tế bào gan tụy tôm nhuộm với Malachite green dễ nhận thấy vi bào tử trùng (Hình 5A).
- Ép tế bào gan tụy tôm rồi phết trên lam kính nhuộm với Chromotrope 2R cho thấy bào tử xuất hiện dưới dạng cấu trúc hình trứng màu hồng nhạt (Hình 5B).
- phết dịch ruột và mẫu phân với thuốc nhuộm Giemsa có thể phát hiện thấy bào tử có màu xanh nhạt, màu sẫm đặc trưng. (Hình 5C).
- phết tế bào gan tụy trên lam kính và nhuộm bằng phương pháp Gram không phát hiện được vi bào tử trùng (Hình 5D).
Chưa có biện pháp nào điều trị về bệnh này, nhưng bà con có thể chủ động phòng bệnh bằng cách cho tôm ăn các loại men tiêu hóa Nova-Bacci nong to đường ruột, khống chế bệnh phân trắng và men vi sinh ủ để phòng bệnh như EM tỏi, EM chuối từ chế phẩm vi sinh EM Aqua, EM1 của công ty Tin Cậy.
Chúc quý bà con thành công trong vụ nuôi!
Tác giả: Hồng Chuyên
Mọi thắc mắc về bài viết “Bệnh vi bào tử trùng trên tôm (EHP)”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Gan Thận Mủ
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Gan Thận Mủ Cá [...]
Th10