Bệnh Tuyến Trùng Ở Cây Tiêu Và Cách Phòng Trừ

Tuyến trùng là một trong nhiều đối tượng gây hại chủ yếu trên cây tiêu. Nó không những gây hại rễ tiêu mà tuyến trùng còn gây các vết thương ở rễ. Tạo điều kiện cho các nấm như: Phytophthora Capsici, Fusarium sp…xâm nhập. Là nguyên nhân chính gây bệnh chết nhanh và chết chậm trên tiêu. Bởi vậy để hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm gây hại trên tiêu thì phòng trừ tuyến trùng là điều kiện tiên quyết và hiệu quả nhất.

Triệu chứng gây hại

Tuyến trùng ký sinh trên rễ hồ tiêu gồm: tuyến trùng ngoại ký sinh và nội ký sinh.

Chích hút dinh dưỡng từ rễ làm suy giảm sức khoẻ của cây, gây tổn thương rễ ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng và nước. Gây vàng lá cục bộ hoặc vàng toàn bộ cây, gây héo tạm thời vào mùa khô khi thiếu nước. Có nhiều u bướu trên rễ, vết thâm đen tại bướu hoặc bướu bị mục nát có rất ít rễ non được hình thành. Hội chứng vàng lá cây tiêu có liên quan đến mức độ rễ bị tổn thương do tuyến trùng ký sinh

Triệu chứng sưng rễ thường do tuyến trùng nội ký sinh còn chỉ là vết thâm nâu- nâu đen trên rễ. Do tuyến trùng ngoại ký sinh tạo ra

Tác nhân và đặc điểm gây hại

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy có sự xuất hiện diện của 19 loài thuộc 16 giống tuyến trùng khác nhau (mẫu đất và rễ hồ tiêu vùng Lộc Ninh- Bình Phước). Trong đó Rotylenchulus, Meloidogyne và Tylenchulus là 3 giống tuyến trùng phổ biến trong 80-100% vườn khảo sát.

Dựa vào thành phần giống và loài được định danh cho thấy vùng rễ cây hồ tiêu cùng hiện diện nhiều loại tuyến trùng ngoại ký sinh và nội ký sinh. Trong đó Rotylenchulus reniformis, Meloidogyne incognita, Meloidogyne arenaria và Tylenchulus semipenetrans là loài tuyến trùng ký sinh cố định gây hại cho rễ hồ tiêu. Hiện diện phổ biến trong các vùng tiêu từ Quảng Trị đến Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu

Tuyến trùng luôn hiện diện trong vùng rễ hồ tiêu và tập trung nhiều từ độ sâu 5-40 cm. Bởi rễ là nơi cung cấp dinh dưỡng cho tuyến trùng. Cây càng tốt, rễ hút dinh dưỡng càng nhiều. Tuyến trùng càng phát triển nhanh về dân số. Chúng nhanh chóng tiếp cận và xâm nhiễm vào rễ non sau khi cây được trồng và thiết lập quần thể với nhiều thế hệ cùng tồn tại.

Tuyến trùng phát tán theo nước mưa, nước tưới, động vật đi lại trong vườn, cây giống nhiễm tuyến trùng. Tàn dư rễ có tuyến trùng định cư, cây ký chủ, mảng trúng trong đất là nơi lưu tồ nguồn tuyến trùng trên vườn cây hồ tiêu hàng năm.

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác:

  • Không lên trồng tiêu trên các vườn cà phê hoặc vườn tiêu đã nhỏ bỏ. Do tuyến trùng gây hại mà chưa qua thời gian luân canh. Đất làm vườn ươm cũng không lấy từ những vườn này.
  • Trước khi trồng mới cần vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các tàn dư thực vật. Cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.
  • Tăng cường bón phân hữu cơ vì trong phân hữu cơ có các vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh. Khi bón phân tránh làm tổn thương bộ rễ của cây tiêu. Hạn chế để nước chảy tràn trong vườn… có thể dùng phân hữu cơ vi sinh gà Green Life cho hiệu quả phòng ngừa hiệu quả hơn.
  • Có thể sử dụng lá cây cúc vạn thọ ủ gốc để diệt tuyến trùng.
  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời

Biện pháp hoá học:

  • Sử dụng một số hoạt chất như: Ethoprophos (Nokaph 10G,…), Cholopyrifos Ethyl (Lorban 15G),… với liều lượng 10- 20g/gốc. Xử lý bằng cách đào rãnh quanh gốc, rải thuốc sau đó lấp đất lại. Xử lý 2 lần/ năm vào đầu và cuối mùa mưa.
  • Bệnh thường có 3 giai đoạn- Nhiễm bệnh, ủ bệnh và phát bệnh. Thường nếu ta không theo dõi thường xuyên, mà chỉ quan sát từ bên trên. Như xem lá tiêu, thân tiêu, thì khi thấy tiêu đã héo, sụ, úa lá hoặc thân đã đen thì đã quá muộn.

Dùng thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng:

Tervigo 020SC + Ridomil gold 68WG

 

Cách dùng:

  • 1 chai tervigo + 2 bịch ridomil gold
  • Trộn chung, pha thành 100 lít nước
  • Tiêu nhỏ tưới 2 lít/gốc
  • Tiêu lớn tưới 3 lít/gốc
Lưu ý: Giữ đất ẩm ướt, không tưới khi đất quá khô

Chế phẩm sinh học EM1 giúp tạo vi sinh có lợi cho đất. Giảm và tiêu diệt vi sinh vật có hại nói chung và tuyến trùng nói riêng

Bệnh tuyến trùng trên cây tiêu và cách phòng trừ
Bệnh tuyến trùng trên cây tiêu và cách phòng trừ

Phân hữu cơ vi sinh EMZ- Fusa giúp bộ rễ phục hồi và phát triển mạnh (sau khi điều trị hóa học). Thường thì những vùng rễ bị tuyến trùng sẽ không thể phục hồi. Nhưng vùng phía trên của rễ, khu vực chưa bị tổn thương có thể phục hồi. Và nếu được bón phân hữu cơ vi sinh, rễ phát triển nhanh, mạnh giúp cây phục hồi nhanh hơn. Nếu thân cây/ trụ là sống và ẩm ướt thì ta có thể phun phân hữu cơ vi sinh vào trụ tiêu. Giúp dây tiêu hấp thụ được chất dinh dưỡng.

 

Hoặc kết hợp với phân bón lá. Vì khi đã bị tuyến trùng- rễ đã yếu, cây sẽ hấp bị bằng đường lá sẽ nhanh và hiệu quả hơn.

Khuyến cáo

  • KHÔNG NÊN: bà con không nên lạm dụng phân hóa học. Hoặc lạm dụng phân N-P-K với ý nghĩ là phân NPK là đã cung cấp đủ dưỡng chất cho cây là sai. Hoặc bỏ nhiều NPK vào là cây sẽ tốt cũng là sai. Mà là dùng vừa đủ, dùng kết hợp với hữu cơ vi sinh, giúp đất không bị chua. Bị dư thừa một số nguyên tố/ chất nào đó, mà lại thiếu trầm trọng các trung, vi lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp chất của cây trồng.
  • NÊN: thường xuyên kiểm tra pH của đất trồng với máy đo pH đất như DM13, DM-15. Kết hợp với máy đo độ dẫn EC của đất để kiểm tra độ dinh dưỡng của đất. Máy đo EC cho kết quả từ 1 ~ 1.2 hoặc 1.5 là đất ổn, tốt cho cây trồng. Nếu kết quả đo quá thấp, dưới 1 thì là đất nghèo. Hoặc quá cao thì đất bị nhiễm kim loại nặng.
Bệnh tuyến trùng trên cây tiêu và cách phòng trừ
Bệnh tuyến trùng trên cây tiêu và cách phòng trừ

Mọi thắc mắc về “Bệnh tuyến trùng trên cây tiêu và cách phòng trừ”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo