Cấu Tạo Và Tính Năng Của Bể Rửa Siêu Âm

Bể rửa siêu âm là thiết bị dùng nhiều trong công nghiệp, các phòng nghiên cứu, thí nghiệm và phòng phân tích. Chúng thường được sử dụng để làm sạch tinh các vết bẩn trên bề mặt máy móc, dụng cụ thí nghiệm như đã tìm hiểu trong phần ứng dụng sóng siêu âm trong vệ sinh dụng cụ, thiết bị ở kỳ trước.

Trong kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu về bể rửa siêu âm, để hiểu hơn về cách thức hoạt động của bể rửa siêu âm và tại sao bể rửa siêu âm lại được xem là một thiết bị làm sạch tinh sau khi được vệ sinh thô các dụng cụ thiết bị.

Bể rửa siêu âm là gì?

Bể rửa siêu âm là một thiết bị sử dụng sóng siêu âm để tạo dao động dung dịch chất lỏng trong bồn, từ đó có thể vệ sinh bề mặt và mọi ngóc ngách vật dụng cần vệ sinh. Các bể rửa siêu âm này thường được dùng để làm sạch nhiều loại khác nhau như: Trang sức, mắt kính, các bộ phận quang học, đồng hồ, dụng cụ phẩu thuật nha khoa, kim phun nhiên liệu của xe máy và xe hơi, các thiết bị điện tử,…

Bể rửa siêu âm Elma dòng Elmasonic P (Nguồn: Internet)
Bể rửa siêu âm Elma dòng Elmasonic P (Nguồn: Internet)

Cấu tạo bể rửa siêu âm

Bể rửa siêu âm được cấu thành từ các bộ phận chính sau: Đầu phát sóng siêu âm, bộ điện nguồn và bể chứa dung dịch.

Bộ điện nguồn sẽ cung cấp dòng điện cho đầu phát làm chúng biến đổi từ trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt động, tạo nên các rung động cho khối kim loại ở bên trên và hướng các rung động này vào trong bể. Khi đó bề mặt đáy bể sẽ phát ra năng lượng siêu âm đi vào trong nước và tạo nên hiệu ứng xâm thực để làm sạch bề mặt các vật liệu cần làm sạch.

Thông thường đầu phát siêu âm sẽ được đặt ở dưới đáy bể hoặc được đặt ở hai bên thành bể để tạo làn sóng siêu âm vào trong nước tùy vào ngụ ý của nhà thiết kế.

Cấu tạo bể rửa siêu âm (Nguồn: Internet)
Cấu tạo bể rửa siêu âm (Nguồn: Internet)

Nguyên lý hoạt động chung

Bể rửa siêu âm hoạt động dựa trên sự xâm thực của sóng siêu âm lên bề mặt vật liệu cần làm sạch từ bộ phát sóng siêu âm của bể. Sóng siêu âm này được truyền trong môi trường dung dịch lỏng, chúng làm cho chất lỏng bị xé ra và để lại những lỗ hỏng chân không nhỏ là hạt khí.

Các hạt khí này sẽ chuyển động hỗn loạn hoặc kết hợp lại với nhau để tạo nên các bọt khí lớn hơn do đó giúp cho các hạt bọt khí tiếp xúc với bề mặt vật liệu tốt hơn với tần số tiếp xúc cao hơn. Các bọt khí này sau đó sẽ bị nổ với luồng năng lượng lớn mà sóng siêu âm truyền vào, từ đó tạo nên hiện tượng xâm thực bề mặt vật liệu và giúp chúng có thể đẩy các vết bẩn hòa vào trong dung dịch từ đó giúp các vật dụng của chúng ta sạch hơn. Để có thể vệ sinh thiết bị tốt hơn, thông thường người ta hay sử dụng các chất hoạt động bề mặt để hỗ trợ tẩy rửa.

Các vết bẩn trên thiết bị đang được đánh tan vào dung dịch bằng sóng siêu âm (Nguồn: Internet)
Các vết bẩn trên thiết bị đang được đánh tan vào dung dịch bằng sóng siêu âm (Nguồn: Internet)

Tính năng bể rửa siêu âm trong phòng lab

Giao diện bảng điều khiển của bể rửa siêu âm (Nguồn: Internet)
Giao diện bảng điều khiển của bể rửa siêu âm (Nguồn: Internet)

Đa số các bể siêu âm dùng trong phòng lab hiện nay được bổ sung thêm các tính năng để giúp cho việc vệ sinh dụng cụ, thiết bị tốt hơn. Chúng được thể hiện dưới dạng các phím tắt tinh vi để tạo nên các chế độ siêu âm khác nhau với các chế độ như sau:

Chế độ Degas

Chế độ Degas giúp loại bỏ sơ bộ các bọt khí còn lại trong bể giúp cho vật liệu có thể tiếp xúc hoàn toàn với chất lỏng để làm sạch, đảm bảo sự hình thành chân không bên trong không khí được hình thành, để các bọt khí có thể nổ tung giải phóng năng lượng làm sạch bề mặt vật liệu khi nhận được áp suất cao từ sóng siêu âm.

Chế độ Sweep

Chế độ Sweep là chế độ quét đều tần số siêu âm ra toàn bể, tránh việc tập trung sóng siêu âm một chỗ làm ăn mòn đến các thiết bị cần vệ sinh hay xảy ra trường hợp có các vùng chết, nơi các bọt khí chân không không có để làm sạch thiết bị, làm cho có vị trí sạch, vị trí không. Chế độ Sweep giúp phân đổ đều làn sóng siêu âm, tăng hiệu quả làm sạch đồng bộ trên bề mặt các thiết bị, các linh kiện,..

Chế độ Pulse

Chế độ Pulse sẽ tạo nên xung động liên tục với công suất siêu âm cao để giúp loại bỏ các chất ô nhiễm cứng đầu bám trên bề mặt vật liệu. Bên cạnh đó, chế độ Pulse cũng hỗ trợ quá trình khử khí trong dung dịch

Chế độ gia nhiệt

Trong hầu hết các bể rửa siêu âm đều có chế độ gia nhiệt để tạo nhiệt độ cho dung dịch rửa. Tuy nhiên, cũng có một số bể không trang bị tính năng này để giảm bớt chi phí cho người sử dụng.

Việc gia nhiệt dung dịch sẽ giúp cho các vết bẩn tan ra từ bề mặt vật liệu nhanh hơn và giúp cho quá trình làm sạch nhanh, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đối với các vật liệu chứa các mẫu bệnh phẩm, protein, mẫu máu khi làm sạch bằng sóng siêu âm thì không nên sử dụng tính năng gia nhiệt vì khi gia nhiệt các vết bẩn đó sẽ bám chặt trên bề mặt vật liệu cần vệ sinh, gây cản trở việc làm sạch.

Dung dịch làm sạch dùng với bể siêu âm

Để làm sạch sản phẩm tốt hơn và giảm thời gian làm sạch thiết bị dụng cụ, các hãng sản xuất máy siêu âm đã sản xuất thêm các dung dịch làm sạch cho các chất bẩn khác nhau. Đối với từng mục đích, lĩnh vực khác nhau, thiết bị khác nhau mà chúng ta sẽ sử dụng loại dung dịch làm sạch nào.

Đối với lĩnh vực nha khoa nói riêng, y tế nói chung, các dụng cụ thường hay bám các mẫu máu, nước bọt, protein,… nên hãng Elma có sản xuất ra các dung dịch làm sạch sử dụng trong lĩnh vực y khoa như Elma clean 10 (EC10), Elma clean 25 (EC25), Elma clean 35 (EC35), Elma clean 40 (EC40), Elma clean 55 (EC55) và Elma clean 60 (EC60).Trong đó, EC10 là dung dịch phổ thông, dùng cho tất cả các thiết bị, dụng cụ y tế, các thiết bị làm bằng thép không rỉ, thủy tinh, gốm sứ. Dung dịch EC10 giúp loại bỏ máu, nước bọt, protein và dư lượng thuốc, hóa chất dùng trong nha khoa.

Dụng cụ nha khoa đang được làm sạch trong bể siêu âm (Nguồn: Internet)
Dụng cụ nha khoa đang được làm sạch trong bể siêu âm (Nguồn: Internet)

Khác với các vết bẩn của nha khoa, các vết bẩn bám trên các dụng cụ thí nghiệm này là các vết bẩn từ bút đánh dấu, các vết keo còn sót lại, các hóa chất thí nghiệm nên cần phải dùng các dung dịch làm sạch Elma lab clean A10,  Elma lab clean A20sf, Elma lab clean A25, Elma lab clean N10, Elma lab clean A10, Elma lab clean S15, Elma lab clean S20 để làm sạch các thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm.

Đối với các linh kiện máy móc, thiết bị cơ khí thường xuyên bị dầu máy, các chất đánh bóng bám vào. Nên để làm sạch các vết bẩn dầu nhớt đó cần phải sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng như: Elma tec clean A1, Elma tec clean A2, Elma tec clean A3, Elma tec clean A4, Elma tec clean A5, Elma tec clean N1, Elma tec clean S1, Elma tec clean S2.

Dung dịch làm sạch và các linh kiện máy móc đang được vệ sinh (Nguồn Internet)
Dung dịch làm sạch và các linh kiện máy móc đang được vệ sinh (Nguồn Internet)

Nếu vệ sinh các mắt kính, khung kính, vật kính hay các chi tiết quang họ thì sử dụng dung dịch Elma opto clean rất phù hợp. Chúng sẽ giúp tẩy các vết bụi bẩn, vết dầu lâu ngày trên kính. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần lưu ý chỉ sử dụng dung dịch này vừa đủ vì dung dịch Elma opto clean khá đậm đặc.

Hy vọng những chia sẻ về cấu tạo vầ tính năng của bể rửa siêu âm phần nào giúp mọi người hiểu hơn về bể rửa siêu âm.


Mọi thắc mắc về “Cấu tạo và tính năng của bể rửa siêu âm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo