Bể Aerotank Trong Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học

Xử lý nước thải là bắt buộc đối với tất cả các nhà máy sản xuất. Các nhà máy đều có khu xử lý nước thải riêng cho mình, mỗi nhà máy sẽ chọn cho mình những phương pháp khác nhau để vận hành. Tuy nhiên, phương pháp sinh học gần như mọi nhà máy đều áp dụng và nó được xem là trọng tâm của cả hệ thống. Chính vì lẽ đó mà bể Aerotank được xem là ‘Trái tim’ của mọi hệ thống xử lý nước thải. Vậy, bể đó hoạt động như thế nào? Hôm nay, Tin Cậy sẽ cùng mọi người tìm hiểu về vấn đề này:

Quy trình hoạt động của bể Aerotank

Aerotank là tên gọi của bể chứa nước, thông thường làm bằng bê tông cốt thép, quá trình xử lý trong Aerotank diễn ra khi nước thải được sục khí và hòa trộn với bùn hoạt tính.

Bể aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Bể aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Sơ đồ hệ thống xử lý sinh học

  • 1-bể lắng đợt 1; 2-bể sục khí sơ bộ (bể điều hòa); 3-bể Aerotank
  • 4-bể phục hồi; 5-bể lắng đợt 2

Nước thải xử lý bằng phương pháp sinh học trải qua các công đoạn sau: đầu tiên nước thải được cho vào bể lắng (1) nhằm loại bớt một phần cặn lơ lửng. Để tăng cường quá trình lắng, ta có thể thêm vào một phần bùn hoạt tính (bùn này được tuần hoàn từ bể Aerotank khi hệ thống đã bắt đầu hoạt động ổn định).

Sau đó, nước trong đi vào bể ổn định (2). Ở đây, nước thải được sục khí sơ bộ nước được lưu tại bể này 15-20p. Bể này cũng được bổ sung bùn hoạt tính từ bể lắng đợt 2 (5).Trong trường hợp cần thiết, người ta có thể châm thêm các chất dinh dưỡng.

Từ bể ổn định, nước thải chảy vào bể Aerotank, trong bể này bùn hoạt tính cũng được tuần hoàn về ngăn (4). Trong bể Aerotank nước thải được xử lý nhờ hoạt động của vi sinh vật. Các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ hoặc hấp thụ các kim loại nặng chưa được xử lý hết. Quá trình này sẽ sinh bùn, bùn này sẽ được lắng tại bể 5 để tách ra khỏi nước 1 phần được tuần hoàn 1 phần được mang đi cô đặc sau đó xử lý các công đoạn tiếp theo.

Bể aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Bể aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Các quá trình sinh học xảy ra trong Aerotank

Hấp thụ các chất hữu cơ lên trên bề mặt bùn hoạt tính và khoáng hóa các chất dễ bị oxy hóa. Quá trình này vi sinh vật sử dụng rất nhiều oxy trong nước.

Oxy hóa bổ sung các chất hữu cơ khó phân hủy tái sinh bùn hoạt tính. Ở giai đoạn này oxy được tiêu thụ chậm

Aerotank được chia làm 2 phần: phần tái sinh (25% thể tích chung – bùn tuần hoàn) và phần thông khí là nơi diễn ra quá trình xử lý chính. Sự hiện diện của phần tái sinh cho phép xử lý nước thải đậm đặc hơn và tăng năng xuất của hệ thống.

Trước khi vào bể Aerotank nước thải không được chứa hơn 150mg/l SS và 25mg/l dầu mỡ. Nhiệt độ nước thải dao động trong khoảng 6-30oC pH 6,5-9.

Sau khi tiếp xúc và tiến hành xử lý, nước thải có chứa bùn được đưa vào bể lắng đợt 2 (5) nhằm tách riêng bùn và nước. Phần lớn bùn hoạt tính tuần hoàn được quay trở lại Aerotank và lượng bùn dư đưa về bể thông khí sơ bộ (2).

Phân loại các loại bể Aerotank

Aerotank có thể là các hồ nước lộ thiên, được trang bị cơ cấu sục khí cưỡng bức. Chiều sâu của bể Aerotank là 2-5m. Aerotank được phân loại như sau:

  • Theo chế độ thủy động: Aerotank khuấy, Aerotank đẩy và Aerotank kiểu trung gian.
  • Theo phương thức tái sinh bùn hoạt tính: Aerotank với phần tái sinh riêng biệt và Aerotank không có phần tái sinh riêng.
  • Theo tải trọng bùn hoạt tính: cao tải (xử lí không hoàn toàn), trung bình và thấp tải; theo số bậc: 1,2 hay nhiều bậc; theo chế độ nạp nước thải: chảy, bán chảy, với mức hoạt động thay đổi và tiếp xúc, theo dấu hiệu cấu trúc.
Bể aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Bể aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Tại sao phải sục khí trong bể Aerotank

Lượng oxy hòa tan trong nước thấp (phụ thuộc nhiệt độ và áp suất); vì vậy, để bão hòa oxy trong nước cần sử dụng một lượng lớn không khí. Độ hòa tan của oxy trong nước ở áp suất khí quyển có giá trị được cho trong bảng sau:

Nhiệt độ, oC510121416182022242628
Độ hòa tan, mg/l12,811,310,810,39,89,498,78,387,7

Sự sục khí bảo đảm bề mặt tiếp xúc lớn giữa không khí, nước thải và bùn. Đó là điều kiện để xử lý đạt hiệu quả cao. Trong thực tế, người ta sử dụng các biện pháp thông khí khí động, cơ học và khí-cơ. Việc lựa chọn biện pháp thông khí phụ thuộc kiểu Aerotank và cường độ thông khí cần thiết.

Trong thông khí khí động, không khí nén nhờ quạt thổi qua các tấm hoặc ống sứ xốp. Trong thông khí cơ học, có sự khuấy trộn nước bằng các cơ cấu khác nhau để bảo đảm phân nhỏ dòng không khí.

Thông khí khí – cơ được áp dụng trong trường hợp yêu cầu khuấy trộn mãnh liệt và công suất oxy hóa cao. Trong trường hợp này, không khí nén đi qua vành sục khí có lỗ lớn và bị phá vỡ thành các bọt nhỏ. Điều này cho phép tăng hiệu quả sử dụng oxy và giảm chi phí năng lượng cho việc hình thành bọt khí so với thông khí khí động.

Bể aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Bể aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Các yếu tố cần quan tâm

Oxi hòa tan – DO:

Đây là thông số vô cùng quan trọng đối với hệ thống xử lý hiếu khí vì nếu thiếu oxy thì vi sinh vật hô hấp hiếu khí dễ bị chết đồng thời kích thích quá trình phân hủy kỵ khí sinh ra mùi hôi trong bể Aerotank.

DO tối ưu thường từ 2 – 4 mg/l. Nhưng trên thực tế thì tốt nhất là > 4 mg/l.

pH của môi trường:

Mỗi vi sinh vật đều có một khoảng pH hoạt động tối ưu của nó. Khi pH thay đổi không phù hợp thì cũng làm cho hoạt lực của vi sinh vật thay đổi và làm giảm hiệu quả xử lý. Trong trường hợp pH quá cao hoặc quá thấp có thể làm chết vi sinh vật.

Dải pH tối ưu cho xử lý hiếu khí nước thải là từ 6.5 – 8.

Để đảm bảo được pH trong khoảng trên trong thực tế trước khi cho nước thải vào bể xử lý vi sinh người ta thường đều hòa lưu lượng, đều hòa pH, đều hòa các chất dinh dưỡng ở bể đều hòa.

Nhiệt độ:

Mỗi sinh vật cũng có một khoảng nhiệt độ tối ưu, nếu tăng nhiệt độ quá ngưỡng sẽ ức chế hoạt động của vi sinh vật hoặc bị tiêu diệt hay tạo bào tử.

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến DO:

  • Khi nhiệt độ tăng DO giảm và vận tốc phản ứng tăng lên.
  • Khi nhiệt độ giảm DO tăng nhưng ngược lại vân tốc phản ứng giảm.

Do đó ta phải lựa chọn nhiệt độ sao cho phù hợp với vận tốc phản ứng và DO.

Trong bể Aeroten nhiệt độ tối ưu là 20 – 27 oC, nhưng cũng có thể chấp nhận khoảng nhiệt độ 17,5 – 35oC.                                                                      

Chất dinh dưỡng:

Chất dinh dưỡng trong thải chủ yếu là nguồn cacbon C, cùng với N và P là những nguyên tố đa lượng. Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như: Mg, Fe, Mn, Co…

Tỷ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp là C:N:P = 100:5:1

Tỷ lệ C/N = 20:1 là tối ưu đối với vi sinh vật hiếu khí.

Nước thải thiếu N, P thì vi khuẩn dạng sợi phát triển tạo hiện tượng phồng bùn, không tạo bông sinh học. Có thể điều chỉnh bằng cách bổ sung urê, muối amôn,…

Trong trường hợp thừa N, P thì vi sinh vật sử dụng không hết phải khử các thành phần này bằng các biện pháp đặc biệt.

F/M – Food/Microorganism (BOD/MLSS):

Tỷ số này cho biết nồng độ dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh có trong bể Aerotank

Tỷ số F/M tối ưu thường nằm trong khoảng 0.5 – 0.75

F/M >1 môi trường giàu dinh dưỡng vi sinh vật tập trung phát triển với mật độ cao dẫn đến bông sinh học nhỏ dẫn đến khó lắng. Đồng thời tạo ra lượng bùn lớn và phải tốn kém thêm chi phí cho xử lý bùn.

Các chất kiềm hãm:

Nồng độ muối vô cơ trong nước thải không được vượt quá 10g/l, nếu là muối vô cơ thông thường thì có thể pha loãng nước thải. Còn nếu là các chất độc như kim loại nặng thì phải có các biện pháp khử thích hợp trước khi đưa vào xử lý bằng bể Aerotank. Thông thường trong hệ thống xử lý nước thải trước khi xử lý bằng sinh học, người ta sẽ xử lý keo tụ tạo bông nhằm loại bỏ các muối vô cơ và các kim loại nặng ra khỏi nước. Nước sau khi trải qua quá trình này mới đem đi xử lý bằng phương pháp sinh học.

Hàm lượng sinh khối:

 Hàm lượng sinh khối ổn định trong bể Aeroten thường từ 500 – 800mg/l và có thể 1000 – 1500 mg/l, tùy thuộc vào tính chất của nước thải và họat lực của vi sinh vật. Sinh khối trong bể Aerotank có thể điều chỉnh bằng cách tăng hoạt giảm lượng bùn tuần hoàn về bể Aerotank.

Trên đây là một vài chia sẻ của Công Ty Tin Cậy chúng tôi về bể xử lý sinh học Aerotank, nơi được xem là trái tim của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Đặc biệt, không thể thiếu trong các bể Aerotank chính là các vi sinh vật xử lý. Chúng tôi chuyên cung cấp các vi sinh vật cho hệ thống xử lý nước thải:

Vi sinh Microbelift: chuyên xử lý bùn đáy (Microbelift SA), xử lý mùi (Microbelift OC), xử lý Nito (Microbelift N1),…

be5

Vi sinh vật hiếu khí:

Men vi sinh Jumbo HK
Men vi sinh Jumbo HK

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Men vi sinh Jumbo HK


Mọi thắc mắc về “Bể aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 35350933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo