8 LƯU Ý GIÚP NUÔI TÔM HIỆU QUẢ

 Nuôi tôm luôn gặp phải muôn vàn những thử thách, khó khăn từ môi trường, cơ sở vật chất đến chất lượng tôm giống. Nhưng nắm vững những quy tắc cơ bản trong nuôi tôm sẽ giúp người nuôi dễ đến thành công hơn.

Trong nuôi tôm, có rất nhiều việc làm phải thực hiện mỗi ngày nhưng hết sức quan trọng góp phần vào thành công của vụ nuôi. Từ kiểm tra nước, kiểm tra tôm, cho ăn, diệt khuẩn,…bài viết này sẽ tóm tắt 8 mẹo nhỏ giúp nuôi tôm hiệu quả.

thăm tôm thường xuyên
8 lưu ý giúp nuôi tôm hiệu quả

1. Khử trùng diệt khuẩn mọi thứ:

Việc khử trùng là một bước quan trọng đảm bảo nguồn nước sạch cũng như các thiết bị dụng cụ phụ vụ việc nuôi tôm trước khi bắt đầu vụ nuôi. Trước khi bắt đầu thả giống, việc khử trùng tất cả các dụng cụ: lưới, nhá, bạt, quạt khí, sục khí,…. Và khử trùng nước nuôi để đảm bảo mầm bệnh và vi khuẩn gây hại chắc chắn bị loại bỏ.

Khử trùng bể và trang thiết bị:

Bề nuôi và các loại dụng cụ sử dụng trong vụ nuôi bà con có thể dùng xịt áp xuất để xịt rửa sạch hết cặn bẩn rồi dùng Clo pha loãng để ngâm hoặc phun lên giúp diệt khuẩn toàn bộ vi khuẩn bám trên bề mặt các dụng cụ.

Liều dùng Clo khuyên dùng cho bà con để khử trùng bể và trang thiết bị:

  • Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100 – 200ppm, từ 100 – 200kg cho 1000 m3 nước trong  (30 phút)
  • Khử trùng đáy ao: 50 – 100ppm (50 -100kg/1000m3). Xử lý khi tôm, cá của vụ nuôi trước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
  • Khử trùng nước ao: 25 – 35ppm  (25 – 35kg/1000m3) trong trường hợp sử dụng trực tiếp trong ao nuôi khi chưa có tôm nhưng khi sau xử lý thuốc tím và PAC thì liều dùng Chlorine nên áp dụng linh hoạt từ 5-15 ppm (5 – 15kg/1000m3) tùy theo giai đoạn tuổi của tôm.
  • Một lưu ý để nhận biết chlorine có hoạt lực tốt và đủ liều là sau khi sử dụng chlorine nước sẽ càng trong hơn sau xử lý. Trường hợp nước sau xử lý Chlorine nước bị đục đỏ thì nên xem lại quy trình xử lý và hàm lượng hữu cơ trong nước.
8 lưu ý giúp nuôi tôm hiệu quả
Pha Chlorine để xử lý nước ao nuôi tôm

2. Nâng cao an toàn sinh học trong nuôi tôm:

An toàn sinh học là những cách phòng ngừa mầm bệnh đi vào cũng như loại trừ các tác nhân gây bệnh, địch hại ra khỏi ao nuôi. Dưới đây là một vài biện pháp cơ bản giúp bà con ngăn ngừa các tác nhân từ bên ngoài gây hại cho ao nuôi:

  • Bảo vệ trại nuôi bằng hàng rào, lưới: để ngăn động vật hoang, chẳng hạn như cua, chim có thể mang những mầm bệnh không mong muốn vào ao.
  • Kiểm soát sự di chuyển của người và phương tiện như xe cộ ra vào trại nuôi…tất cả đều nên khử trùng vì có thể mang mầm bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi.
  • Nên có kho chưa thức ăn và chế phẩm sinh học để giúp sạch sẽ và bảo quản được tốt hơn .
  • Nên có các địa chỉ và thông tin liên lạc các phòng lab xét nghiệm bệnh học thủy sản khu vực xung quanh để bà con có thể xét nghiệm ngay tôm của mình một cách nhanh nhất khi tôm gặp vấn đề.
8 lưu ý giúp nuôi tôm hiệu quả
Nên có lưới che chắn bên trên ngăn chim hay địch hại bên ngoài

3. Duy trì các chỉ tiêu môi trường tối ưu cho tôm:

Các chỉ tiêu nước hết sức quan trọng trong nuôi tôm. Trước khi thả nuôi và trong vụ nuôi bà con nên duy trì tối ưu các chỉ tiêu như pH: Oxy hòa tan: 4 – 5ppm, 7.5 – 8, kH (Kiềm): 120 – 150ppm, NH3 < 0,3 ppm, NO2 < 1,…và duy trì hàm lượng khoáng tối ưu giúp tôm lột vỏ và cứng vỏ để tôm phát triển đồng đều.
Bà con có thể kiểm tra các chỉ tiêu này mỗi ngày bằng các dụng cụ test nhanh Sera được phân phối bởi Tin Cậy – 0902 650 369.

4. Hiệu chuẩn tất cả các thiết bị đo đạc:

Ngoài các bộ test nhanh ra thì một vài bà con có thể có các trang thiết bị điện tử để đo đạc các chỉ tiêu nước như Oxy, bút đo pH, Kiềm, … thì sau 1 -2 tháng bà con nên hiệu chuẩn lại . Mục đích của việc hiệu chuẩn là nhằm tăng tính chính xác cho thiết bị điện tử vì sau một thời gian sử dụng có thể có những sai lệch nhất định. Hiệu chuẩn giúp cho trang thiết bị chính xác đồng thời giúp bà con có thể kiểm tra máy móc để bảo dưỡng máy phục vụ cho việc nuôi tôm hiệu quả hơn.

8 lưu ý giúp nuôi tôm hiệu quả
Bút đo pH HI98107 kèm dung dịch hiệu chuẩn được tặng kèm

5. Kiểm tra sức khỏe tôm mỗi ngày:

Trước khi thả giống, ngoài nguồn gốc tôm giống sạch bệnh thì bà con cũng cần kiểm tra tôm giống bằng mắt thường hoặc nhìn dưới kính hiển vi xem các hạ bộ tôm có đầy đủ, không bị các dị tật …màu sắc lạ hay tôm không đồng đều. Tôm nên được kiểm tra mỗi tuần một lần sau khi thả giống, giúp phát hiện sớm các vấn đề nếu tôm gặp phải, những lưu ý bà con cần kiểm tra theo dõi :

  • Tôm bơi bình thường
  • Hình thái của chúng cũng không có gì bất thường.
  • Ruột đầy thức ăn
  • Không có sự bám dính của rong rêu hay các vi sinh vật ( nhìn dưới kính hiển vi nếu có thể)
  • Không bị đục cơ, cong thân
  • Gan tụy lớn và có màu tối
  • Không có đốm đen
8 lưu ý giúp nuôi tôm hiệu quả
Kiểm tra tôm bằng nhá thường xuyên

6. Nắm được giai đoạn lột xác của tôm:

Tôm lột xác để tăng trưởng về kích thước nên các giai đoạn lột xác bà con cần đặc biệt lưu ý bổ sung khoáng để giúp tôm nhanh cứng vỏ trở lại vì lúc tôm lột xác xong vỏ mềm là lúc tôm yếu nhất , các mầm bệnh rất dễ xâm nhập gây hại cho tôm lúc này. Cung cấp những chất khoáng cần thiết để tôm hình thành vỏ mới cứng cáp hơn. Một số khoáng chất tốt cho tôm trong quá trình lột xác: Ca, Kali, Mg,…

=> Bài viết sâu hơn về khoáng: https://thuysantincay.com/vi-sao-can-bo-sung-khoang-chat-cho-tom/

7. Sử dụng vi sinh vật có lợi đúng khuẩn và đúng lúc:

Hiện nay có rất nhiều các loại vi sinh có lợi cho nuôi tôm được bán tràn lan trên thị trường. Bà con nên có một vài hiểu biết về các gốc khuẩn vi sinh nào giúp cho mục đích gì để tránh gây lãng phí tiền bạc cũng nhưng không hiệu quả cho nuôi tôm. Một vài khuẩn với công dụng cơ bản:

  • Các vi khuẩn dòng: Bacillus sẽ giúp cải tạo ao, ổn định nước, giảm cặn bã hữu cơ, giảm phân tôm, thức ăn dư thừa,…
  • Dòng vi khuẩn Rohdo: Giảm khí độc cho ao như NH3, H2S, phân hủy thức ăn dư thừa,…
  • Dòng vi khuẩn: nitrosomonas, Nitrobacter : giúp chuyển hóa khí độc NO2 thành NO3 ít độc,…

Ngoài ra vi sinh không phải là thuốc hay chất hóa học nên sẽ không có tác dụng tức thì mà phải sử dụng định kỳ suốt vụ nuôi để giúp môi trường nước luôn ổn định. Ngoài ra vi sinh vật có thể tăng sinh bằng các phương pháp cơ bản như ủ với mật rỉ đường, sục khí,…giúp giảm chi phí tiết kiệm cho bà con.

8 lưu ý giúp nuôi tôm hiệu quả
EM-AQUA với gốc vi khuẩn Bacillus giúp cải tạo ổn định môi trường ao nuôi

Tin Cậy có cung cấp đầy đủ các dòng vi khuẩn có lợi cải tạo ao, giảm khí độc,…giảm bệnh; giúp tôm tăng trưởng phát triển đồng đều, giúp vụ nuôi thành công. Liên hệ 0902 650 369 để được tư vấn miễn phí.

8. Nuôi tôm nhiều giai đoạn:

Ngoài các phương pháp nuôi thông thường, nếu bà con có cở sở hạ tầng tốt, 3-4 ao nuôi thì việc chia tôm ra nuôi nhiều giai đoạn là 1 phương pháp nuôi rất hữu hiệu giúp tôm tăng trưởng tốt, về size lớn và đạt giá trị thương phẩm cao hơn thay vì nuôi trong 1 ao với mật độ dày, môi trường bẩn, mầm bệnh dễ xâm nhập và lây lan  hàng loạt thì việc nuôi tôm từ 3-4 giai đoạn sẽ giúp giải quyết các vấn đề về : mật độ, nước bẩn, mầm bệnh,…

Sang tôm để nuôi 4 giai đoạn của farm Liên Giang được Tin Cậy ghi hình và chia sẻ với bà con: https://www.youtube.com/watch?v=IR1cJR8hD68 bà con có thể tham khảo học hỏi giúp mình tiến bộ hơn trong chăn nuôi.

Tin Cậy chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Lâm Hiệp

Mọi thắc mắc về “8 lưu ý giúp nuôi tôm hiệu quả” vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

Điện thoại: 0902 650 369 –  (028) 2253 3535  – 0903 908 671

Email: lamhiep@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com

Facebook: https://www.facebook.com/webthuysan/

Website: www.tincay.com/ www.thuysantincay.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo