6 Sai Lầm Khi Chăm Sóc Trái Sầu Riêng Khiến Nhà Vườn Mất Mùa

Giai đoạn chăm sóc nuôi trái sầu riêng là giai đoạn cực kỳ quan trọng, giai đoạn cuối cùng đi đến thành công sau chặn đường dài làm bông, làm trái. Những sai lầm nhỏ trong quá trình chăm sóc có thể dẫn đến giảm năng suất hoặc mất mùa. Cùng Tin Cậy tìm hiểu về những sai lầm nào mà bà con hay mắc phải để có thể chăm sóc trái hiệu quả, đạt năng suất và nâng cao chất lượng.

6 sai lam khi cham soc trai sau rieng khien nha vuon mat mua 01

1. Quản lý lượng nước tưới chưa hợp lý

Lượng nước tưới quá nhiều trong giai đoạn nuôi trái làm cây bị sốc, nấm khuẩn tấn công vào gốc cây làm rụng trái hàng loạt. Dư nước làm sầu riêng hấp thụ nước quá nhiều trái lớn đột ngột, nứt gai, múi sầu riêng bị nhão.

Lượng nước tưới quá ít cây thiếu nước để nuôi trái, cuốn trái nhỏ, trái chậm lớn, khô đầu múi, sượng múi. Khi gặp những cơn mưa lớn bất chợt cây dễ bị sốc nước làm rụng trái non hàng loạt.

6 sai lam khi cham soc trai sau rieng khien nha vuon mat mua 02

Theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên, kiểm tra độ ẩm của vườn điều chỉnh lượng nước tưới và khoảng cách giữa cách lần tưới.

Ở khu vực Miền Tây nên giữ mực nước trong mương ở độ sâu khoảng 60 – 80 cm từ mặt liếp sau khi sầu riêng đậu trái. Sau những trận mưa lớn nên bơm nước để không làm tăng mực nước trong mương.

Bà con nên rút cạn nước trong mương, kết hợp với phương pháp phủ gốc trước thu hoạch khoảng 30 ngày sẽ làm giảm hiện tượng sượng cơm, nhão cơm, cháy múi.

6 sai lam khi cham soc trai sau rieng khien nha vuon mat mua 03

2. Tuyển trái không đúng cách

Không tuyển trái từ giai đoạn đầu dẫn đến cây phải nuôi quá nhiều trái, gây cạnh tranh dinh dưỡng. Chùm quá nhiều trái cũng khiến việc quản lý nấm khuẩn, sâu rầy khó khăn hơn. Cây suy kiệt, trái nhỏ, chất lượng không đồng đều.

6 sai lam khi cham soc trai sau rieng khien nha vuon mat mua 04

Tuyển trái từ sớm, giữ lại số lượng trái vừa phải, vị trí thông thoáng để trái phát triển tốt nhất, ít bị sâu bệnh tấn công.

6 sai lam khi cham soc trai sau rieng khien nha vuon mat mua 05

3. Bón phân sai thời điểm hoặc không cân đối

Bón phân quá nhiều hoặc quá ít, không cân bằng giữa các yếu tố đa, trung và vi lượng dẫn đến trái không đạt kích thước tiêu chuẩn, trái chậm lớn, đỏ gai hoặc thậm chí rụng trái.

Giai đoạn nuôi trái: Bón cân đối lượng phân, ưu tiên phân Kali, Canxi, Bo, và vi lượng để mẫu trái đẹp, đều, không bị bể gai, nứt cuốn,…

Dùng thêm phân hữu cơ sinh học: Phân sinh học WEHG, phân hữu cơ vi sinh BIO EMZ,…để tăng hấp thu.

4. Quản lý đọt không hiệu quả khi nuôi trái sầu riêng

Không quản lý đọt trong giai đoạn nuôi trái khiến cây đi đọt, đọt non cạnh tranh dinh dưỡng với trái gây giật hộc, méo trái, rụng trái hàng loạt.

6 sai lam khi cham soc trai sau rieng khien nha vuon mat mua 07

Giai đoạn sau xổ nhụy đến trái được 60 ngày cần kiểm soát không cho cây đi đọt.

6 sai lam khi cham soc trai sau rieng khien nha vuon mat mua 08

Khi phát hiện cây sầu riêng nhú đọt bà con nên phun những dòng thuốc chặn đọt ngay: 10-60-10, MKP, Anvil, MX3,…để kiểm soát cơi đọt. Nên phun kèm Combo hoặc Canxi Bo để giảm stress cho cây. Phun đều 2 mặt lá, phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần

sieu tao mam gap 10 60 10 te 03

Bón phân cân đối: Không nên bón thừa phân nhất là đạm, Vì bón nhiều đạm sẽ làm sầu riêng đi đọt non, cây tập trung dinh dưỡng đi đọt mà không nuôi trái. Giai đoạn trái phát triển thì bón phân Kali để làm cơm trái ngon.

Khi sầu riêng đậu trái bà con phun phân thuốc để cung cấp dinh dưỡng hạn chế rụng trái non, nấm trái. Giúp tăng trọng lượng, kích thước trái và nâng cao chất lượng trái. 

6 sai lam khi cham soc trai sau rieng khien nha vuon mat mua 09

5. Không kiểm soát sâu bệnh trên trái

Chủ quan, không chủ động hoặc định kỳ phun phòng: Rệp sáp, nấm trái, sâu đục trái,…chỉ xử lý khi thấy dấu hiệu bệnh. Bệnh thối trái, nấm, côn trùng đục trái lây lan nhanh gây thiệt hại làm giảm năng suất, chất lượng và giá thành.

6 sai lam khi cham soc trai sau rieng khien nha vuon mat mua 10

Thường xuyên thăm vườn, quan sát kiểm tra nếu phát hiện có các dấu hiệu bệnh cần nhanh chóng có biện pháp xử lý.

Định kỳ 5 – 10 ngày/lần phun: Canxi Bo, rệp sáp, sâu đục trái, nấm trái,…

Sử dụng chế phẩm vi sinh EM, Chitosan, thuốc trừ sâu sinh học, Trichoderma định kỳ giúp phòng nấm bệnh và an toàn cho môi trường và con người.

6. Chưa có biện pháp phòng và bảo vệ cây trước thời tiết xấu

Nhiều nhà vườn còn chủ quan không cột cành, cột trái khi trời mưa gió lớn làm đỗ ngã, rụng trái, giảm năng suất, gây mất mùa.

Vườn của Anh Thuộc ở Bàu Bàng, Bình Dương do không đủ nhân công để kịp cột cành, cột trái. Sau một trận mưa lớn kèm gió mạnh làm vườn Anh rớt khoảng 500-600kg sầu riêng khi trái khoảng 70 ngày tuổi.

Nhà vườn cần chủ động có biện pháp phòng chống bảo vệ cây trước thời tiết bất lợi

Vườn thoát nước kém dễ bị ngập úng do mưa nhiều làm thối rễ, cây dễ bị nấm bệnh. Làm rảnh thoát nước, phun phòng nấm trước và sau mưa mưa. Có thể sử dụng trichoderma, chế phẩm vi sinh EM định kỳ để phòng nấm bệnh.

Không chủ động dự trữ nước vào mùa không, không giữ cỏ hoặc tủ gốc giữ ẩm cho cây.

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái rất quan trọng đòi hỏi nhà vườn phải tỉ mỉ trong từng giai đoạn, tránh những sai lầm. Từ đó giúp nhà vườn nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng trái.  

Hẹn gặp lại bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “6 Sai lầm khi chăm sóc trái sầu riêng khiến nhà vườn mất mùa”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo