6 Cách Chăm Sóc Cá Koi Vào Mùa Hè Oi Bức
Cá Koi là loài sinh vật cảnh có vẻ ngoài đẹp mắt, đầy thu hút, không chỉ dừng lại ở đó nó còn là biểu tượng của sự tài lộc, phú quý và may mắn, tuy nhiên chúng cũng là loài sinh vật cảnh dễ mắc bệnh, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm của mùa hè.
Khi nhiệt độ lên cao kéo theo nhiệt độ nước cũng tăng nhanh. Với cá Koi thì chỉ cần nhiệt độ nước trên 30° C đã gọi là cao. Nồng độ pH cao vượt tiêu chuẩn sẽ chuyển độc tố ammonia đã hòa tan trong nước từ dạng ít nguy hiểm hơn là NH4+ (ammonium) sang NH3- (cực kỳ độc hại), gây ngộ độc cho cá.
Thời tiết ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc cá Koi. Vì vậy, tại sao cần lưu ý đặc biệt khi chăm sóc cá Koi theo mùa hè và có những mẹo chăm sóc cá Koi theo mùa nào hiệu quả. Anh/Chị hãy cùng Tin Cậy theo dõi những bài viết dưới đây nhé!
1. Cung cấp đầy đủ oxy
Khi nhiệt độ tăng lên, khoảng cách giữa các phân tử nước trở nên nhỏ hơn, oxy trong những khoảng trống này bị ép ra và nồng độ oxy giảm. Vào những ngày mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến hàm lượng oxy trong hồ cá giảm mạnh gây ảnh hưởng đến đời sống của cá Koi.
Cá có dấu hiệu thiếu oxy thường ngoi lên mặt nước há miệng để lấy khí oxy từ không khí, dẫn đến tình trạng cá ít hoạt động bơi lội tung tăng trong hồ. Vì vậy, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy khi chăm sóc cá Koi vào mùa hè, đặc biệt đối với những hồ cá Koi nuôi ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nắng, nhiệt độ cao, có những ngày nhiệt độ đạt trên 40°C làm cho nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm mạnh.
Anh/Chị phải tăng cường sục khí và nếu gặp phải trường hợp cúp điện có thể dùng Nova Oxygen để cung cấp oxy kịp thời cho đàn cá yêu của mình.
2. Nhiệt độ và pH của nước trong hồ
Vào mùa hè, nhiệt độ càng cao khiến nước trong hồ cá Koi nuôi ngoài trời bay hơi nhanh. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng cộng với nước bay hơi nhanh mà không được cung cấp trở lại sẽ khiến đàn cá không đủ nước để thoải mái bơi lội tung tăng và hấp thu oxy.
Vì thế Anh/Chị cần ổn định nhiệt độ, pH và hạn chế sự bay hơi nước trong hồ bằng cách:
- Duy trì nhiệt độ từ 20 – 27 °C bằng cách tạo dòng chảy hoặc thác nước trong hồ bằng thác nước, như vậy mặt nước sẽ chuyển động tạo ra nhiều hàm lượng oxy càng cao.
- pH = 7 – 7.5, để ổn định pH Anh/Chị cá Koi cần đầu tư vỏ sò ion cho vào hồ cá sẽ giúp pH nước trong hồ ổn định. Có thể dùng test để kiểm tra pH của nước bằng bộ test Sera hoặc dùng máy HI98107 để đo chính xác pH và nhiệt độ của nước trong hồ.
- Lượng oxy tối thiểu là 4mg/l, Anh/Chị có thể trồng cây xung quanh hồ để tạo bóng mát như cây lá dứa để cung cấp thêm oxy trong nước, rễ cây lá dứa cũng có tác dụng lọc nước rất tốt.
3. Chế độ dinh dưỡng
Nguồn thức ăn cân bằng, dinh dưỡng đầy đủ và cho ăn đúng giờ sẽ giúp cá Koi khỏe mạnh, tăng kích cỡ size tốt. Nên cho cá ăn 2-3 lần/ngày với khẩu phần ăn tương ứng 1 – 3% trọng lượng cá, nếu Anh/Chị thấy cá tản đi chỗ khác thì chúng ta dừng cho cá ăn.
Không nên cho cá Koi ăn quá nhiều vì thức ăn dư thừa sẽ làm ô nhiễm nước và tạo điều kiện cho rong rêu phát triển lấy hết oxy của cá. Ngoài ra thức ăn dư thừa và chất thải của cá lâu ngày tích tụ dưới đáy sẽ sinh ra khí độc NO2, nếu khí NO2 tồn tại trong nước nhiều sẽ khiến cho cá bị stress và dễ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, cám cá Koi Hikari Friend là cám không gây đục nước, cung cấp đủ các vitamin cho cá Koi, được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật.
Anh/Chị nên lưu ý không cho cá ăn trước 7h sáng và sau 22h tối vì khi này oxy hòa tan trong nước giảm rất thấp. Thời điểm cho cá Koi ăn tốt nhất là 7h30, 10h30, 13h30, 16h30 và 21h30.
Thức ăn cho cá Koi theo từng giai đoạn cũng cần lưu ý:
- Cá Koi > 3 ngày tuổi có thể ăn bo bo, lòng đỏ trứng chín, sinh vật phù du, đậu nành pha đậu.
- Cá Koi 15 ngày tuổi có thể ăn lăng quăng, giun.
- Từ 1 tháng tuổi trở đi, cá Koi có thể ăn cám.
4. Loại bỏ mầm bệnh khi chăm sóc cá Koi trong mùa hè
Một số bệnh thường gặp ở cá Koi như trùng bánh xe, rận nước, trùng mỏ neo, sán…..
- Cá bị bệnh rận:
- Thường xuất hiện trên vây, mang và thân cá có những đốm màu nâu đen hoặc nâu nhạt giống nốt ruồi.
- Xuất hiện vết loét nhỏ nếu vị trí đó có nhiều rận tấn công.
- Anh/Chị cần bắt cá lên, kiểm tra quanh mình rồi cầm nhíp gắp rận ra khỏi cơ thể của cá và bôi thuốc sát khuẩn Novadine lên vết thương.
- Cá bị ghẻ:
- Thì thân hình của cá bị tróc, lở loét và bắt đầu có hiện tượng xuất huyết trên da, ngoài ra hoa văn của cá sẽ xỉn màu và trắng bệch đi.
- Lập tức bắt cá ra khỏi bể và bôi trực tiếp loại thuốc trị ghẻ đặc hiệu lên mình cá, cứ như vậy trong 1-2 ngày tình hình của cá sẽ được cải thiện dần.
- Cá bị nấm trắng:
- Cá bơi lờ đờ, nước đục hơn bình thường.
- Thay nguồn nước mới và tăng nhiệt độ lên 30 – 32 °C.
- Tiếp sau đó tăng thêm lượng muối trong bể lên 0,5% so với lượng muối ban đầu.
- Tiếp tục cho thêm dung dịch trị nấm cá bằng Novadine 1 lít/1.500 – 2.000 m3, hòa với nước sạch, tạt đều khắp ao hoặc Seaweed 2-2.5L / 1000m3 nước, 2 tuần xử lý 1 lần.
* Lưu ý khi dùng Seaweed:
- Không dùng thuốc khi pH nước ao thấp hơn 5,5.
- Pha loãng thuốc vào nước theo tỷ lệ 1:5 (1 lít thuốc trong 5 lít nước) rồi tạt đều khắp ao, sau đó mở hệ thống quạt nước hoặc hệ thống sục khí đáy để thuốc phân bố đều.
* Để loại bỏ mầm bệnh trong hồ cá, Anh/Chị cần áp dụng:
- Định kỳ vệ sinh khử trùng các thiết bị lọc nước, diệt khuẩn hồ cá Koi bằng cách sử dụng muối hột hoặc thuốc tím.
- Thay nước thường xuyên khoảng 3 ngày thay 1 lần 30% nước vào lúc chiều mát hoặc buổi sáng.
- Hạn chế trồng cây thủy sinh vì cá có thể phá vỡ cây gây ô nhiễm nước.
- Loại bỏ rong rêu, tảo ngay khi chúng xuất hiện trong hồ.
- Hạn chế gây căng thẳng cho cá: không thả cá với mật độ quá dày so với diện tích của hồ, không di chuyển cá đột ngột, khi bắt cá cần nhẹ nhàng lùa cá, che chắn hồ cẩn thận khỏi sự tấn công của các loài động vật sống như chim, mèo, chuột…
- Định kỳ sổ ký sinh trùng cho cá bằng Nova- Praziquantel với liều lượng 1 kg/ 5 tấn cá/ngày mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục 3 ngày, cứ mỗi 3 – 4 tuần cho ăn 1 đợt.
* Anh/Chị nên lưu ý:
- Cắt thức ăn 1 ngày trước khi tẩy giun.
- Nên giảm khoảng 50% thức ăn trong 3 ngày tẩy giun.
- Nên kết hợp trộn thêm vitamin C trong thời gian dùng thuốc để tăng sức kháng bệnh cho cá.
5. Tạo môi trường sống thoải mái cho cá Koi
Có thể trồng cây lá dứa để tạo môi trường thoáng mát cho Koi hay chỗ trú ẩn cho Koi như các vách đá mỗi khi thời tiết nóng gay gắt kéo dài. Lưu ý cho Anh/Chị nên dùng cây ít rụng lá để trồng xung quanh hồ.
Anh/Chị có thể tạo ra dòng chảy hoặc thác nước trong hồ để ổn định nhiệt độ và tăng nồng độ oxy hòa tan.
Điều kiện bể nuôi cá Koi cũng là yếu tố quan trọng trong việc nuôi cá koi, vì nó ảnh hưởng đến không gian sống và môi trường sinh hoạt của cá. Anh/Chị cần chú ý đến các điều kiện sau của bể nuôi:
Kích thước hồ: Kích thước hồ lý tưởng là từ 3 x 2 x 1,5 m. Nếu kích thước hồ quá nhỏ, cá sẽ bị chật chội, không có đủ không gian bơi lội và dễ bị stress.
Mật độ nuôi cá: Chỉ nên thả từ 10 – 15 con/m3. Nếu mật độ quá cao hay thấp cũng ảnh hưởng đến không gian và tính bơi lội của cá.
Mực nước tối thiểu và tối đa: Mực nước tối thiểu là 80 cm và mực nước tối đa là 150 cm. Nếu mực nước quá thấp, cá sẽ bị thiếu oxy và dễ bị nhiễm trùng da. Nếu mực nước quá cao, cá sẽ bị thiếu ánh sáng và dễ bị phân hủy chất thải.
6. Thả cá Koi mới vào bể
Việc thả cá Koi vào bể là một quá trình quan trọng và cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo sức khỏe của cá Koi. Nếu thả cá Koi sai sách có thể dẫn đến việc cá bị sốc nhiệt, nước,… khiến cá bị bệnh, nhanh chết.
Quá trình thả cá cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương cá Koi. Hãy đảm bảo rằng cá có thể dễ dàng bơi ra khỏi túi hoặc thùng chứa khi thả vào bể.
Đối với bể mới xây dựng: Sau khi đổ nước vào hồ, để nước ổn định độ pH, nhiệt độ và oxy từ 2-3 ngày. Lắp đặt hệ thống lọc, bơm, máy sưởi, máy làm mát,… Sau đó, kiểm tra lại chất lượng nước đã chuẩn hay chưa.
Thả cá koi vào hồ bằng cách để túi nilon chứa cá koi trôi trên mặt nước trong khoảng 15 – 20 phút để cho cá thích nghi với nhiệt độ nước.
Đối với hồ đã và đang nuôi cá: Kiểm tra lại nhiệt độ, độ pH, oxy của nước. Nếu nguồn nước có cá bị bệnh, hãy thay nước và vệ sinh bể. Hãy quan sát hoạt động của cá mới và cũ, nếu chúng có dấu hiệu tranh chấp, bắt nạt hãy tách chúng riêng.
Nên thả cá vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh những lúc nắng gắt hoặc nhiệt độ cao, nóng bức.
Cá mới mua thả xuống hồ thường nhảy ra ngoài, đặc biệt là ban đêm. Anh/Chị có thể dùng lưới chắn che trên mặt hồ, đồng thời tắt hết các thiết bị chiếu sáng xung quanh trong khoảng 1 tuần. Khi cá đã quen với môi trường sống thì tiến hành nuôi cá bình thường.
Tin Cậy xin kính chúc quý Anh/Chị vui vẻ bên đàn cá yêu của mình nhé!
Mọi thắc mắc về bài viết “6 Cách chăm sóc cá Koi vào mùa hè oi bức”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
5 Lưu Ý Khi Chăm Cá Koi Mùa Lạnh
5 Lưu Ý Khi Chăm Cá Koi Mùa Lạnh Cá Koi là loài cá cảnh [...]
Th2
Biện Pháp Phòng Và Điều Trị Tôm Bị Mủ Đuôi
Biện Pháp Phòng Và Điều Trị Tôm Bị Mủ Đuôi Hiện nay, bà con triển [...]
Th2
Cá Bống Tượng Có Dấu Hiệu Lở Loét Miệng
Cá Bống Tượng Có Dấu Hiệu Lở Loét Miệng Hiện nay, cá bống tượng có [...]
Th2
Bệnh Đỏ Chân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
Bệnh Đỏ Chân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng Tôm thẻ chân trắng là một loài [...]
Th1
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Viêm Loét Do Vi Khuẩn Trên Ba Ba
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Viêm Loét Do Vi Khuẩn Trên Ba Ba Thịt [...]
Th1
Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ
Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ Bệnh thường xuất hiện [...]
Th12