5 Sai Lầm Thường Gặp Về Tuyến Trùng

Tuyến trùng là động vật thuộc giun tròn, chúng sinh sống trong đất nơi thực vật phát triển. Tuy có mặt từ lâu đời trong đất nhưng gần đây người ta mới chú ý về nó do những tác hại nghiêm trọng gây lên cây trồng. Hôm nay, Tin Cậy sẽ gửi đến bà con 5 sai lầm thường gặp về tuyến trùng mà bà con thường gặp phải khi tìm hiểu về sinh vật này.

1. Tất cả tuyến trùng đều có hại

SAI, cũng giống các loài khác, một số sẽ có hại một số sẽ có lợi hoặc có hại ở vị trí này nhưng vị trí khác có lợi.

Tuyến trùng rất đa dạng về thành phần loài, sống ở nhiều môi trường sống khác nhau và chúng rất linh hoạt biến đổi khi môi trường sống thay đổi. Việc phân loại tuyến trùng rất phức tạp, chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái để phân loại. Trong thời gian gần đây với công nghệ tiên tiến người ta đã có thể định danh tuyến trùng dựa vào Sinh học phân tử.

Tuyến trùng trong nông nghiệp chia làm hai loại: tuyến trùng có lợi và tuyến trùng có hại (nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật).

Dựa vào phần miệng của tuyến trùng người ta chia tuyến trùng thành 5 nhóm:

  • Bacterophagous – sử dụng vi khuẩn làm nguồn dinh dưỡng chính. (a)
  • Fungiphagous – sử dụng nấm làm nguồn dinh dưỡng chính. (b)
  • Herviphagous (plant) – ký sinh trên thực vật để hút chất dinh dưỡng (c)
  • Predator – sử dụng chủ yếu là nguồn đạm động vật (d)
  • Omiphagous – tuyến trùng ăn tạp, có đời sống phức tạp và linh hoạt biến đổi kiểu dinh dưỡng (e)

các loại tuyến trùng

Với loại (c) và (e) sẽ gây hại cho cây trồng còn loại (a) (b) (d) là những loại thiên địch của một số sâu bệnh hại cây trồng

 2. Có thể nhìn thấy tuyến trùng bằng mắt thường

SAI, tuyến trùng quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn. Kích thước cơ thể tuyến trùng rất nhỏ, nhỏ hơn 1mm chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

Tuyến trùng dưới kính hiển vi (x40 lần) - 5 sai lầm về tuyến trùng
Tuyến trùng dưới kính hiển vi (x40 lần)

3. Tất cả tuyến trùng đều giống con giun đất

SAI, tuyến trùng có nhiều hình dạng và kích cỡ tùy từng loại, hình dáng của chúng phản ánh cách thức sinh sống, hoạt động.

Các hình dạng tuyến trùng - 5 sai lầm về tuyến trùng
Các hình dạng tuyến trùng – 5 sai lầm về tuyến trùng

4. Chỉ các loại cây công nghiệp như: hồ tiêu, cà phê,…mới bị tuyến trùng gây hại

SAI, tuyến trùng gây hại hầu hết các loại cây từ: hồ tiêu, cà phê, cây ăn trái, rau màu, cây lương thực…đến cây kiểng, hoa cảnh trừ một số loại họ Cúc (vạn thọ, cúc,..), các loại có tinh dầu mạnh trong rễ khác.

Với chi phí hàng triệu đồng/m2 thì tuyến trùng hại cỏ sân gofl gây thiệt hại rất nặng nề
Với chi phí hàng triệu đồng/mthì tuyến trùng hại cỏ sân gofl gây thiệt hại rất nặng nề

Trị tuyến trùng cũng tốn kém chi phí và công sức rất nhiều:

  • Về ngắn hạn: Dùng các thuốc chuyên trị tuyến trùng như: Tervigo 20SC, Kaido 50WP,…chứa các thành phần như: Abamectin, Ethoprophos,….bên cạnh đó, dùng thêm các thuốc trị nấm để kháng nấm cho vết thương như: Ridomil Gold 68WG, Aliette,….chứa thành phần: Mancozeb, Metalaxyl,…
  • Về dài hạn: Đảm bảo pH đất không quá thấp (5.5 < pH < 7.5), bổ sung phân hữu cơ tạo đất tơi xốp, các sản phẩm có chứa nấm kháng tuyến trùng như EMZ – FUSA hay chế phẩm sinh học Chitosan.
Nấm Paecilomyces lil. là nấm chuyên trị tuyến trùng
Nấm Paecilomyces lil. là nấm chuyên trị tuyến trùng

Xem thêm: Phân vi sinh EMZ-FUSA nhập khẩu Mỹ

5. Nốt sần trên rễ là do tuyến trùng gây nên

SAI, nếu nốt sần trên cây họ Đậu là nơi cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm.

Nốt sần cây họ Đậu (bên trái) và sưng rễ do tuyến trùng (bên phải)- 5 sai lầm về tuyến trùng
Nốt sần cây họ Đậu (bên trái) và sưng rễ do tuyến trùng (bên phải)

Cũng không phải tất cả tuyến trùng gây hại đều tạo nên nốt sần. Tuyến trùng gây hại có 3 cách sau:

  • Nội ký sinh: Tuyến trùng sẽ chui vào trong rễ và làm ổ trong đó tạo nên nốt sần trên rễ (sưng rễ). Mọi hoạt động từ ăn, sinh sống, sinh sản đều bên trong chỗ sưng đó. Do tạo nốt sần nên rễ không vận chuyển được dinh dưỡng lên phía trên, chỗ vết thương nấm có thể xâm nhập gây thối. Hình dạng tuyến trùng chủ yếu là hình cầu, hình quả chanh.
  • Ngoại ký sinh: Tuyến trùng sống trong đất gần rễ, dùng phần miệng chuyên dùng chích hút nhựa cây. Đây cũng là loại khó tiêu diệt do nếu có thuốc phòng trừ sẽ bơi tránh chỗ khác và khi hết thuốc diệt sẽ trở lại gây hại. Tuy không gây sưng rễ nhưng để lại vết chích khiến nấm xâm nhập gây thối rễ, teo rễ. Hình dạng tuyến trùng hình giun, dài thuận lợi cho bơi lội.
  • Bán nội ký sinh: Tuyến trùng hình quả lê sẽ ghim phần đầu vào rễ để hút dinh dưỡng phần bụng và đuôi bên ngoài có nhiệm vụ sinh sản. Loại này cũng gây sưng rễ và sinh sản cực nhanh.
nội ký sinh, ngoại ký sinh - 5 sai lầm về tuyến trùng
5 sai lầm về tuyến trùng

Trên đây là những tổng hợp 5 sai lầm tuyến trùng mà bà con thường mắc phải về loài này. Qua đây hy vọng Quý bà con có cái nhìn toàn diện nhất về những khó khăn mà tuyến trùng mang lại từ đó có biện pháp phòng trừ hiệu quả hơn. Tin Cậy hẹn gặp lại Quý bà con trong những chia sẻ tiếp theo!

Tác giả: Minh Cường


Mọi thông tin về “5 sai lầm thường gặp về tuyến trùng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 35350902 701 2780902 671 281 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo