5 Lưu Ý Quan Trọng Khi Sử Dụng Hải Sản

Hải sản là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Chúng cung cấp một hàm lượng dồi dào các chất dinh dưỡng như: Đạm, protein, sắt, kẽm,…cho cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lựa chọn hải sản sao cho tươi ngon và sử dụng đúng cách, tốt cho sức khỏe. Tin Cậy xin chia sẻ một số lưu ý cần thiết khi sử dụng hải sản trong bữa ăn gia đình.

Ghẹ biển tươi ngon, giàu dinh dưỡng - 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản
Ghẹ biển tươi ngon, giàu dinh dưỡng – 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản

1. Chọn mua hải sản còn tươi sống

Người tiêu dùng nên quan sát, lựa chọn các loại cá, hải sản kỹ càng trước khi mua. Với cá bị tẩm ướp ure nhìn bề ngoài thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi, khi ấn tay vào thân cá thì thấy độ đàn hồi không cao, mình cá lõm xuống, ngửi kĩ thấy có mùi khai, không có mùi tanh đặc trưng của cá. Sau khi rửa cá sẽ mềm, lúc chiên bị rã ra. Với mực, bạch tuộc, tôm…cũng tương tự, nhìn bằng mắt thường thì tươi nhưng sờ tay vào sẽ mềm, khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà mềm, nhũn, có mùi hôi,…

Cá lưới tươi ngon, mắt sáng - 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản
Cá lưới tươi ngon, mắt sáng – 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản

Sau đây là kinh nghiệm chia sẻ cách nhận biết và chọn lựa hải sản tươi sống của chuyên gia – Tiến sĩ Phạm Văn Đà, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chí để chọn hải sản tươi sống là: Tôm tươi thì vỏ, đầu, râu, mắt sáng long lanh, màu xanh trơn láng, cứng dai, thịt chắc, mùi tanh bình thường, khi luộc chín có màu đỏ, mùi thơm ngon, thịt chắc. Tôm ươn thì đầu rời ra, râu dễ rụng, mắt tôm có vết xám đục, màu xẫm, không bóng bẩy, vỏ dễ tách ra, thịt mềm nhũn, mùi hôi tanh, khi luộc chín có màu bạc, mùi ươn thiu, thịt bở.”http://www.amthuc365.vn/

Tôm hùm tươi sống - 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản
Tôm hùm tươi sống – 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản
Mực lá tươi - 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản
Mực lá tươi – 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản

Ngoài ra, nếu bạn là người thường xuyên lựa chọn đồ ăn tươi sống cho gia đình hay bạn là người thu mua đồ ăn tươi sống cho các nhà hàng, quán ăn thì lựa chọn bỏ túi Kit kiểm tra nhanh ure trong hải sản là một biện pháp an toàn, nhanh, hiệu quả.

Kit kiểm tra nhanh Ure trong hải sản

Hãng sản xuất: Tổng Cục hậu cần kỹ thuật – Bộ Công an.

Giá: 451.000đ (Đã VAT)

Số lượng: 30 test/ hộp.

Kit kiểm tra ure của Bộ Công An
Kit kiểm tra ure của Bộ Công An

Xem thêm: Kit kiểm tra nhanh Ure trong hải sản

Các Bước Tiến Hành

1. Chuẩn bị mẫu:

Chuẩn bị mẫu hải sản kiểm tra ure - 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản
Chuẩn bị mẫu hải sản kiểm tra ure – 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản

Mẫu cá, hải sản đông lạnh lấy một vài cục đá (khoảng 5ml) hoặc nước đã ướp đông lạnh cho vào cốc để tan.

2. Thử nghiệm:

Nhúng phần giấy thử vào nước ướp hải sản - 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản
Nhúng phần giấy thử vào nước ướp hải sản – 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản

3. Nhúng phần giấy thử vào nước ướp hải sản

  • Lấy 01 que thử trong lọ, nhúng phần giấy thử phía dưới mũi tên vào dung dịch mẫu khoảng 30 giây đến khi dòng dung dịch thấm lên vùng giấy thử tại cửa sổ đọc phía trên.
  • Lấy que thử ra khỏi mẫu chờ đọc kết quả.

Lấy que thử ra khỏi mẫu chờ đọc kết quả - 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản
Lấy que thử ra khỏi mẫu chờ đọc kết quả – 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản

4. Đọc kết quả trong khoảng 1 – 3 phút

  • Dương tính (trong mẫu có Ure): Vùng giấy thử tại cửa sổ phía trên test chuyển sang màu vàng nhạt đến vàng chanh tùy nồng độ của Ure trong mẫu.
  • Âm tính: Nếu dùng giấy thử tại cửa sổ phía trên test không chuyển sang màu vàng.

Xem thêm: Kiểm tra các chất phụ gia cấm sử dụng trong bảo quản hải sản

2. Hải sản mua về phải được chế biến và dùng ngay

Hải sản là loại thực phẩm “khó tính” trong khâu bảo quản, để có món hải sản ngon, bổ dưỡng thì chúng ta nên sử dụng khi còn tươi, có những loại phải còn sống mới ngon. Sau khi mua hải sản về, cần được chế biến và sử dụng ngay trong bữa ăn; không nên lưu trữ, cất đông lâu vì hàm lượng dinh dưỡng sẽ giảm thiểu đáng kể và mùi vị không còn ngon như lúc còn tươi nữa.

Hải sản mua về phải được chế biến và dùng ngay - 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản
Hải sản mua về phải được chế biến và dùng ngay – 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản

3. Không nên ăn hải sản chưa được nấu chín

Ở hầu hết các loại hải sản có một loại vi khuẩn ưa mặn nguy hiểm, đó là “Vibrio Parahaemolyticus”, nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc hải sản hiện nay. Vì vậy, chúng ta chỉ nên ăn những loại đã được chế biến chín, tránh những loại hải sản tái, gỏi,…

Không nên ăn hải sản chưa được nấu chín - 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản
Không nên ăn hải sản chưa được nấu chín – 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản

Một số loại hải sản khác như: ốc, sò, hến,…thường sống ở tầng đáy nên dễ bị nhiễm kim loại nặng và các hoá chất; không nên ăn những loài hải sản này ở những vùng biển bị ô nhiễm.

4. Không nên ăn hải sản quá nhiều kết hợp uống bia

Thói quen thưởng thức hải sản cùng với một cốc bia của người Việt tạo ra những tác động xấu tới sức khoẻ. Vì trong bia chứa hàm lượng vitamin B1 cao, nếu kết hợp với các khoáng chất, chất đạm từ hải sản có thể tạo ra chất kết tủa và tích tụ trong cơ thể con người. Tích tụ lâu ngày sẽ thành sỏi thận, đồng thời còn làm tăng áp lực cho hoạt động của gan, làm suy giảm chức năng của gan.

Bên cạnh đó, lượng đạm thừa không được bài tiết sẽ đọng lại ở các khớp xương và mô cơ gây sưng tấy, đỏ rát các khớp, gây ra bệnh gout.

Không nên ăn hải sản quá nhiều kết hợp uống bia - 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản
Không nên ăn hải sản quá nhiều kết hợp uống bia – 5 Lưu ý quan trọng khi sử dụng hải sản

5. Những loại thức uống không nên dùng sau khi ăn hải sản

  • Uống trà:

Nhiều người có thói quen uống trà sau khi ăn hải sản với suy nghĩ khử mùi tanh hôi miệng, nhưng việc này không hề tốt tí nào. Bởi vì, lượng axit tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa, làm chướng bụng, khó tiêu,…

Nước trà xanh
Nước trà xanh
  • Uống nước hoa quả:

Các loại hải sản, đặc biệt là các loại hải sản giáp xác như tôm, cua, sò ốc,…thường chứa một lượng lớn asen pentavelent. Trong khi đó, các loại nước ép trái cây như: nước cam, chanh, táo, bưởi, ổi,…lại giàu vitamin C. Hai thành phần kể trên khi kết hợp với nhau sẽ chuyển hoá thành các trioxide asen hay còn gọi là thạch tín sẽ gây ngộ độc, nhiều trường hợp nghiêm trọng còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên rằng, không nên ăn các loại trái cây như hồng, nho, lựu,…ngay sau khi ăn hải sản bởi những loại hoa quả này chứa những chất dễ kết hợp với canxi trong hải sản để tạo thành một chất khó tiêu hoá, gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nôn mửa.

  • Nước sâm:

Theo y học cổ truyền, nhân sâm là đại bổ khí còn hải sản cùng các loại củ cải (củ cải đỏ, trắng, xanh) là đại hạ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Do đó, không nên uống nước nhân sâm trong hoặc sau khi ăn hải sản để tránh đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Nước sâm giải khát
Nước sâm giải khát

(Bảo Trân – Tổng hợp)


Mọi thắc mắc về “5 lưu ý khi sử dụng hải sản”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0358 871 302 – 0902 671 281 – 0902 701 278 – 0903 908 671

Email: baotran@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo