5 Biện Pháp Kiểm Soát, Ổn Định pH Nước Hồ Nuôi Cá Koi

pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion H₃O⁺ (H+) trong nước, chỉ số này được sử dụng để đánh giá mức độ kiềm hoặc axit của nước trong hồ. pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng của cá koi. Nồng độ pH trong hồ nước quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn cá koi. Hiểu được nổi lo này, Tin Cậy sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các biện pháp để xử lý kịp thời giúp pH trong hồ cá koi luôn được kiểm soát ổn định nằm trong ngưỡng thích hợp cho cá koi phát triển tốt.

Kiểm soát, ổn định pH nước trong hồ nuôi cá Koi
Kiểm soát, ổn định pH nước trong hồ nuôi cá Koi

Ảnh hưởng của sự thay đổi pH đến hồ cá koi

Cá koi có thể sinh sống ở ngưỡng nồng độ pH: 4 – 9. Tuy nhiên khoảng nồng độ pH thích hợp nhất cho cá koi sinh trường và phát triển tốt: 7 – 7.5. Trong quá trình nuôi Koi nên duy trì độ pH ổn định, độ pH chênh lệch trong ngày không quá 0.5, tránh sự thay đổi quá đột ngột gây sốc ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.  

Khi nồng độ pH trong hồ quá cao hay quá thấp làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối – nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Do đó, pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá.

Khi pH biến động lớn trong một thời gian ngắn hay độ pH nằm ngoài giới hạn cho phép sẽ làm quá trình trao đổi chất chậm hoặc không liên tục, ảnh hưởng đến tiêu hóa, cá chậm lớn, suy giảm miễn dịch, stress, dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn. 

Khi pH nước < 5.5, môi trường nước đang có tính axit cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chất nhờn của da cá và ngăn cản sự hô hấp của cá. Khi môi trường nước có pH giảm thấp, nước có tính axit sẽ làm bùng phát khí độc H2S trong môi trường, có thể gây ngộ độc cho đàn cá Koi của bạn.

Khi pH nước > 8.5, môi trường nước có tính kiềm mạnh. Làm cho đàn cá koi của bạn trao đổi chất nhiều hơn nên cá chậm lớn, chậm phát triển. Ngoài ra, khi môi trường nước có pH tăng cao là nguyên nhân làm nồng độ khí độc ammonia (NH3) trong nước tăng cao. Đây là một hợp chất vô cùng độc hại cho đàn cá Koi. Khí độc này được hình thành từ quá trình trao đổi chất, các chất bài tiết của cá, các chất cặn bã như rong rêu, tảo chết, thức ăn thừa,… cũng là nguyên nhân tạo nên khí độc NH3.

Khi pH của nước cao hơn pH trong máu của cá koi, khiến cho quá trình khuếch tán ammonia qua mang bị giảm. Các chất độc này sẽ dần tích tụ trong máu, gây ra hiện tượng tự nhiễm độc ammonia. Cá sẽ bị rối loạn thần kinh, bơi bất thường hoặc bơi vòng vòng, cá đớp bóng liên tục trên mặt nước do bị ngạt nước.

Khi pH thấp thì cá koi dễ mất màu đen (sumi), nếu pH cao quá thì dễ mất màu đỏ (Beni). Việc thay đổi môi trường sống với độ pH khác nhau sẽ khiến cá koi dễ bị sốc, nghiêm trọng nhất có thể gây ra tình trạng chết hàng loạt đàn cá koi.

Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi
Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi

Nên kiểm tra pH thường xuyên trong ngày vào sáng sớm và lúc chiều để nắm được sự giao động pH mà có giải pháp xử lý thích hợp khi pH biến động. Có thể kiểm tra pH bằng nhiều cách như dùng bút đo điện tử hoặc dùng bộ test nhanh Sera để kiểm tra.

Kiểm soát, ổn định tốt pH nước hồ nuôi cá koi

Cách tăng pH nước hồ nuôi cá koi:

  • Cách 1: Dùng vôi cho vào nước theo tỉ lệ từ 10-20g/m3
  • Cách 2: Dùng soda (Na2CO3) thường được bán trong các cửa hàng cá cảnh.
  • Cách 3: Sử dụng san hô cho vào hồ cá hoặc khoan lọc sẽ giúp điều chỉnh pH. Sau 1 -2 giờ độ pH mới có sự thay đổi. Nên test lại nếu độ pH quá cao thì bỏ bớt san hô ra khỏi hồ.
Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi
Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi
  • Cách 4: Sử dụng đá dolomit vào bộ lọc. Dolomit là một loại khoáng chất tự nhiên giàu canxi và magiê và theo thời gian nó có khả năng chuyển hóa thành đá hoặc sỏi.

Dolomit rất ổn trong việc cân bằng độ pH và kiềm nhưng lại khá khó trong việc vệ sinh hồ cá koi. Lưu ý: nếu sử dụng đá Dolomit trong bể lọc, khi vệ sinh hồ nên sử dụng chất tẩy rửa sỏi dẫn qua ống xi – phông để loại bỏ chất bẩn bám trên đá.

Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi
Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi
  • Cách 5: Sử dụng máy sủi oxi cường độ mạnh và thường xuyên sẽ làm tăng pH

Sau khi dùng một trong các biện pháp tăng pH nước hồ cá koi, cần test lại xem pH đã ở ngưỡng thích hợp cho cá koi phát triển chưa, nếu chưa thì tiến hành bổ sung, theo dõi cho đến khi pH ở ngưỡng thích hợp

Cách giảm pH nước hồ nuôi cá Koi:

  • Cách 1: Thay nước từ 20-30% thường xuyên cho đến khi độ pH trong hồ được ổn định.
  • Cách 2: Sử dụng lá bàng: Trong lá bàng có một hàm lượng axit tự nhiên nhẹ do đó khi bạn sử dụng lá bàng để vào trong hồ cá koi của mình sẽ giúp nồng độ pH giảm xuống 1-2 độ. Lưu ý: sử dụng lá bàng khô và rửa sạch nghiền trước khi cho vào hồ để tránh gây bệnh cho cá của bạn.
Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi
Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi
  • Cách 3: Làm giảm pH bằng mật đường kết hợp với vi sinh cũng là một giải pháp hiệu quả.

Mật rỉ đường: 200 – 300g/100m3

Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi
Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Mật rỉ đường

Men vi sinh EM Aqua cá koi: 100ml/100m3 đều khắp hồ sẽ giúp cân bằng lại pH hồ cá koi

Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi
Kiểm soát, ổn định pH nước hồ nuôi cá Koi

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học xử lý nước hồ cá Koi

  • Cách 4: Khi mật độ tảo trong hồ cá koi quá cao sẽ làm biến động pH, pH tăng cao, cần ưu tiên cho việc thay nước kiểm soát cắt bớt tào bằng vi sinh EM Aqua cá koi sẽ an toàn cho cá, không gây biến động quá lớn trong ao nuôi. Để kiểm soát cắt giảm tảo, đánh vi sinh vào buổi tối 100 – 200ml/100m3 liên tục 2-3 ngày.
  • Cách 5: Ngoài ra để hạ pH nước có thể dùng đường cát: 100g/100m3, giấm công nghiệp: 100ml/100m3.

Sau khi dùng một trong các biện pháp giảm pH nước hồ cá koi, cần test lại xem pH đã ở ngưỡng thích hợp cho cá koi phát triển chưa, nếu chưa thì tiến hành bổ sung, theo dõi cho đến khi pH ở ngưỡng thích hợp.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp quý khách có thêm nhiều thông tin hữu ích về việc kiểm soát, ổn định pH nước cho hồ cá koi giúp cá koi luôn khỏe đẹp, tăng trưởng, phát triển tốt. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý khách có một hồ cá Koi thật ưng ý!!!

Tác giả: Nguyễn Hiền


Mọi thắc mắc về “5 Biện pháp kiểm soát, ổ định pH nước hồ nuôi cá Koi”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo