3 Nguyên Nhân Xử Lý Amoni Không Đạt

Vướng Amoni là vấn đề mà rất nhiều anh em vận hành hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) đau đầu. Bởi đây là một trong những chỉ tiêu chính đánh giá hiệu quả xử lý. Hôm nay, mình xin tóm tắt 3 nguyên nhân làm cho hệ thống bị vướng amoni sau quá trình xử lý để mọi người dễ hình dung hơn nhé.

Hệ thống sinh học xử lý amoni
Hệ thống sinh học xử lý amoni

Để xử lý amoni bạn cần 2 quá trình:

  • Nitrate hóa: quá trình này cần oxy để nitrate hóa amoni thành nitrate
  • Khử nitrate: chuyển đổi nitrate thành N2 thải vào môi trường, quá trình này cần môi trường ít hoặc không có oxy

Lý do thường gặp làm cho đầu ra vướng nito như sau:

1. Hệ thống có ít hoặc không có vi khuẩn nitrate hóa

Thông thường mọi loại nước thải đều ô nhiễm BOD, COD, TSS,…nên hệ vi sinh nuôi cấy sẽ là các chủng thông dụng giúp xử lý BOD, COD nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên các chủng này lại không thể đảm nhiệm luôn xử lý nito, amoni mà cần phải có 2 chủng chuyên dụng hơn là Nitrosomonate và Nitrobecter. Nhưng 2 chủng lại lại rất khó tăng sinh và duy trì. Chúng tăng sinh chậm (thời gian nhân đôi lên đến 6-12 tiếng thay vì cứ mỗi 30p với các chủng thông thường). Chúng không thể cạnh tranh oxy với các chủng khác nhưng quá trình nitrate hóa lại cần rất nhiều oxy do đó phải cung cấp oxy rất nhiều trong quá trình này. Ngoài ra 2 chủng này cũng rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường cũng như độc chất.

vi-sinh-microbelift-n1-cua-my
MicrobeliftN1 do Tin Cậy cung cấp chưa 2 chủng vi sinh chuyên xử lý amoni nitrate hiệu quả bậc nhất thị thường

Xem thêm: Vi sinh xử lý nước thải Microbe-lift N1

che-pham-bio-tc-nx-powder
Chế Phẩm BIO TC NX Powder Xử Lý Nước Thải Dạng Bột – cung cấp các chủng vi sinh xử lý Amoni trong nước

Xem thêm: Chế Phẩm BIO TC NX Powder Xử Lý Nước Thải Dạng Bột

2. Hệ thống thiếu bể anoxic

Như đã nói ở trên thì quá trình khử nitrate sau khi đã hoàn thành nitrate hóa cần môi trường ít hoặc không có oxy.  Do đó bể Anoxic (thiếu khí) là yêu cầu bắt buộc phải có trong hệ thống nếu phải xử lý chỉ số amoni. Nồng độ DO trong bể này thường vào khoảng 0,2-0,5mg/L.

Bể anoxic nếu sục khí chỉ dừng lại ở mức đảo trộn để bùn không đọng lại dưới đáy
Bể anoxic nếu sục khí chỉ dừng lại ở mức đảo trộn để bùn không đọng lại dưới đáy

3. Thời gian lưu bùn tại bể lắng quá lâu

Quá trình khử nitrate diễn ra trong điều kiện giàu oxy nên nó được thực hiện tại Aerotank. Sau Aerotank nước sẽ đi sang bể lắng. Do đó toàn bộ nitrate sẽ đi sang bể lắng. Môi trường tại bể lắng là môi trường thiếu oxy do đó rất thích hợp để quá trình khử nitrate diễn ra. Nhưng mục đích của lắng là tách nước sạch và bùn, nếu nitrate hóa diễn ra tại bể lắng sẽ xảy ra vấn đề bùn nổi và sẽ lẫn vào nước sạch sau lắng. Do đó lượng bùn lắng phải được tuần hoàn liên tục về anoxic để chuyển quá trình khử nitrate xảy ra tại đây không để diễn ra tại lắng.

Bùn nổi tại bể lắng do quá trình nitrate hóa
Bùn nổi tại bể lắng do quá trình nitrate hóa
Chuyển bùn tuần hoàn về anoxic để khử nitrate
Chuyển bùn tuần hoàn về anoxic để khử nitrate

Ngoài ra, còn có các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến quá trình xử  lý amoni như:

  • pH: yêu cầu từ 7,2 – 8 để tối ưu quá trình khử nitrate
  • nhiệt độ từ 15-20oC

Tác giả: Lê Nguyên


Mọi thông tin chi tiết về “3 nguyên nhân xử lý Amoni chưa đạt”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức,Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535       Mobile:  0903 908 671 – 0933 015 035

Email: tincay@tincay.com; nguyenle@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo