Ứng Dụng EM Thứ Cấp Trong Nuôi Tôm

Giới thiệu chế phẩm sinh học EM1:

Dung dịch EM gốc hay còn gọi là EM1 là từ viết tắt của Effective microorganisms có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu, thường được gọi với tên chế phẩm sinh học.

Công nghệ vi sinh hữu hiệu – EM là một công nghệ sinh học hiện đại, đa tác dụng và an toàn được phát minh bởi các nhà khoa học Nhật bản trong những năm 80, đứng đầu là GS.TS. Teruo Higa đến nay đã phát triển và được nghiên cứu ứng dụng rất thành công

Là một công nghệ mở, từ những nguyên tắc và hoạt chất cơ bản, đến nay EM đã được sử dụng với rất nhiều công dụng trong trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi – thú y, sản xuất phân bón vi sinh, thuỷ sản, xử lý vệ sinh môi trường, cải tạo đất, sản xuất các thực phẩm và dược phẩm chức năng, xử lý làm sạch nước bị ô nhiễm, xử lý rác… với hàng trăm loại chế phẩm EM, hàng ngàn sản phẩm EM. Một ưu thế lớn của công nghệ EM là tính rất an toàn đối với cây trồng, gia súc, con người, môi trường và con tôm (nói riêng)… cả trong quá trình sản xuất, điều chế, sử dụng và bảo quản.

Công nghệ EM là công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm EM, là nội dung kỹ thuật quan trọng và cốt lõi của “nông nghiệp thiên nhiên”.

Chế phẩm vi sinh EM là 1 cộng đồng các vi sinh vật bao gồm từ 80 – 120 loại vi sinh vật có ích thuộc 4-5 nhóm vi sinh vật khác nhau, nhưng có thể sống hoà đồng với nhau được nhân lên rất nhanh về số lượng qua quá trình lên men, khi được sử dụng sẽ có nhiều tác dụng, đồng thời phát huy các vi sinh vật có ích sẵn có trong đất và môi trường, lấn át, hạn chế các vi sinh vật có hại.

Ứng dụng EM thứ cấp trong nuôi tôm
Ứng dụng EM thứ cấp trong nuôi tôm

Chế phẩm sinh học EM là một dạng sinh học, hữu cơ. Không phải hóa học nên thân thiện với con tôm nói riêng, vật nuôi và cây trồng nói chung. Do đó, bà con nuôi tôm yên tâm sử dụng mà không phải lo nghĩ đến tác dụng phụ của nó.

Chú ý – từ chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM1. Bà con phải ủ (hoạt hóa) thành chế phẩm EM thứ cấp rồi mới sử dụng.

Sau khi nhận được phản ánh tích cực từ bà con nuôi tôm tại các tỉnh như Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng. Nay công ty Tin Cậy xin chia sẻ cách sử dụng cụ thể EM thứ cấp như sau:

Bước 1: Ủ (hoạt hóa) EM1 thành EM thứ cấp như sau:

Công thức pha: 1 lít EM gốc + 1,2 kg mật rỉ đường + 18  lít nước thường (ví dụ nước giếng, nước sinh hoạt). Tuyệt đối không pha thêm hóa chất gì khác.

Sau khi pha EM với tỷ lệ như trên cho hết hỗn hợp pha vào can chứa. Đậy kín nắp và để trong mát (tránh ánh nắng, ánh sáng trực tiếp của mặt trời) ủ từ 7 ~ 10 ngày.

Sau thời gian ủ 7- 10 ngày kiểm tra xem nếu dung dịch có mùi thơm chua ngọt, khi mở nắp bình chứa thường có gas, bọt khí và có độ pH từ 4 trở xuống là đã ủ thành công và sử dụng được.

Ứng dụng EM thứ cấp trong nuôi tôm
Ứng dụng EM thứ cấp trong nuôi tôm

Bước 2: Sau khi đã ủ thành công EM thứ cấp ở bước 1. Thì ta dùng EM thứ cấp này tạt trực tiếp xuống ao tôm luôn.

Liều lượng: KHÔNG có liều lượng cụ thể ở đây.

Vì là chế phẩm EM là chứa vi sinh vật hữu hiệu, thân thiện với môi trường. Thứ nữa là ta tạt đến khi nào thấy màu nước ổn, và hết vi khuẩn trong ao nuôi thì mới thôi. Về màu nước thì bà con có thể kiểm tra bằng mắt (phương pháp cảm quan, kinh nghiệm). Về vi khuẩn thì phải dùng đĩa thạch để kiểm tra- đĩa thạch do công ty Vĩnh Thịnh cấp.

Ứng dụng EM thứ cấp trong nuôi tôm
Ứng dụng EM thứ cấp trong nuôi tôm

Kinh nghiệm thực tế sử dụng từ một số bà con nuôi tôm. Một ao sử dụng khoảng 2000- 2400 lít chế phẩm thứ cấp. Tức phải mua 5- 6 can EM1 (gốc), loại 20 lít can.

Việc xử lý vi khuẩn bằng chế phẩm EM này, có thể được thực hiện từ khâu xử lý ao trước khi thả. Ta tạt chế phẩm sinh học để xử lý bùn, đáy giúp tiêu diệt vi sinh vật có hại, và xử lý các chất độc tồn dư trong bùn. Và sử dụng chế phẩm sinh học EM trong khi nuôi. Bất kể con tôm ở giai đoạn nào đều có thể sử dụng được. Mục đích chính là để tiêu diệt vi sinh vật có hại, giúp môi trường nước sạch và thân thiện cho con tôm.

Chú ý về hạn sử dụng và cách bảo quản:

Về hạn sử dụng:

  • EM1: Xem kỹ hạn sử dụng của thùng EM1 (gốc). Từ ngày sản xuất- hạn sử dụng là 6 tháng.
  • EM thứ cấp (sau khi ủ): Hạn dùng là 3 tháng, càng để lâu, vi sinh sẽ chết dần. Do đó chất lượng sẽ giảm. Một khi phát hiện có mùi lạ hoặc khó chịu thì là vi sinh đã chết, hư hỏng, ta nên bỏ đi.

Về bảo quản:

  • Tránh để ngoài ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Để ở nơi bóng râm, hoặc có bóng mát, hoặc trong nhà kho mát mẻ. Không nên dùng can nhựa trong suốt để trữ hoặc ủ; nên dùng can nhựa tối màu.
  • KHÔNG dùng hoặc tận dụng can, thùng đựng hóa chất trước đây để đựng chế phẩm EM. Do còn tồn đọng hóa chất, mùi độc hại có thể làm chết vi sinh vật, gây tác hại khi sử dụng.
  • KHÔNG dùng EM thứ cấp đã ủ để pha tiếp hoặc ủ tiếp nhiều lần nữa, sẽ không hiệu quả.

 

Bà con nhớ mua thêm rỉ mật đường với tỷ lệ 1/1 tức là mua 1 can EM1 gốc thì phải mua 1 can rỉ mật đường thì mới có thể ủ (hoạt hóa) EM1 thành EM thứ cấp được. Về rỉ mật đường, bà con nuôi tôm có thể mua tại địa phương nếu tiện lợi.

Điểm cuối cùng cần chú ý là việc ủ/hoạt hóa để cho EM thứ cấp cần 7-10 ngày. Do đó, bà con phải phân bố thời gian, ủ xen kẻ hoặc gối đầu. Tránh tình trạng hết rồi mới ủ tiếp, ảnh hưởng đến việc nuôi tôm của bà con.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Video ao tôm ứng dụng chế phẩm sinh học ở Bạc Liêu


Mọi thắc mắc về “Ứng dụng EM thứ cấp trong nuôi tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

2 thoughts on “Ứng Dụng EM Thứ Cấp Trong Nuôi Tôm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo