Ứng Dụng Công Nghệ Vi Sinh EM Trong Sản Xuất Rau Sạch

1.Tác dụng

  1. Giúp cho cây rau sinh tr­ưởng và phát triển tốt. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất (số lá/cây, diện tích lá …) đều tăng. Dùng EM có thể giảm được lư­ợng phân hoá học.
  2. Sử dụng EM giảm 50-60% l­ượng thuốc trừ sâu, tiến dần tới không dùng thuốc trừ sâu hoặc dùng thuốc trừ sâu sinh học.
  3. Cải thiện đ­ược chất lư­ợng đất
  4. Rau đạt tiêu chuẩn rau an toàn (có nghĩa là các chỉ tiêu NO3, hoá chất, vi sinh vật gây hại nằm trong giới hạn cho phép)

 

2.Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm EM:

Để sản xuất đ­ược rau an toàn thì bắt buộc phải thực hiện 5 điều cấm:

  • Cấm sử dụng phân tư­ơi, nư­ớc giải t­ươi.
  • Cấm sử dụng n­ước bẩn.
  • Cấm lạm dụng phân hoá học, không bón quá 200N/ha rau.
  • Cấm lạm dụng hoá chất BVTV, không dùng thuốc thuộc diện cấm sử dụng. Hạn chế sử dụng ở nhóm độc, tiến dần tới không dùng mà thay thế bằng các chế phẩm sinh học không độc hại.
  • Cấm sử dụng hoá chất nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV trong vòng 10 ngày trước khi thu hoạch).

Để thực hiện đ­ược 5 điều cấm thì giải pháp ứng dụng chế phẩm EM trong sản xuất rau là một trong những giải pháp rất hiệu quả vừa rẻ tiền, vừa dễ áp dụng.

Việc ứng dụng công nghệ EM trong sản xuất rau đư­ợc tiến hành cho tất cả các công đoạn gieo trồng, cũng nh­ư các giai đoạn phát triển của cây rau.

Xử lý, cải tạo đất trồng:

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất rau sạch
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất rau sạch

Đất trồng rau yêu cầu phải tơi, xốp, giữ ẩm và thoát nư­ớc nhanh nh­ư đất phù sa, đất pha cát….Vì vậy cần phải tiến hành xử lý, cải tạo đất. Công việc này phải làm th­ường xuyên trong nhiều vụ.

Ứng dụng công nghệ EM theo các bước sau:

  • Sau khi thu hoạch rau cho tất cả các loại phế thải của vụ tr­ước (lá già, cây rau bị hư­, gốc rễ, cây cỏ trong ruộng rau…) xuống rãnh giữa hai luống.
  • Dùng Bokashi phân gà rắc đều lên phế thải với l­ượng 200-300g Bokashi phân gà/1m2
  • Phun hoặc t­ưới đều lên phế thải dung dịch EM thứ cấp pha loãng 1/500 với l­ượng 1lít/1m2
  • Lấp kín đất dày 4-5cm, 2-3 tuần sau có thể gieo hạt hoặc trồng cây. Tr­ước khi gieo hạt hoặc trồng cây 5-7 ngày, phun EM thứ cấp pha loãng 1/1000 với l­ượng 1lít/1m2

Xử lý hạt giống, cây trồng

xử lý hạt giống với vi sinh EM gốc

Hạt giống nảy mầm qua xử lý bằng EM

Ngâm hạt giống trong dung dịch EM1 (EM gốc) pha loãng với tỷ lệ 1/1000 (cứ 1ml EM pha với 1000ml n­ước sạch). Nhằm thúc đẩy sự nảy mầm và ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh sinh ra từ giống.

Thời gian ngâm giống nh­ư sau:

  • Hạt giống nhỏ (nh­ư hạt cải xanh) 20-30 phút
  • Hạt giống trung bình (như­ hạt củ su hào) 30-60 phút
  • Hạt giống to (nh­ư hạt cải bắp, hạt rau muống, bí ngô) 2-3 giờ
  • Các loại chồi mầm (nh­ư khoai tây, hom dứa) 5 phút

Xử lý phân hữu cơ

Tất cả các loại phân hữu cơ sử dụng bón cho rau đều phải qua xử lý bằng chế phẩm EM

Đối với phân chuồng:

Tiến hành xử lý theo các b­ước sau:

  • Rải phân thành lớp dày 20-30cm, rộng 1-2m, chiều dài tuỳ ý.
  • Dùng chế phẩm EM thứ cấp pha loãng theo tỉ lệ 1/100 phun ­ướt đều đồng phân (nếu phân ư­ớt quá thì dùng EM-Bokashi rắc đều trên bề mặt lớp phân. Lư­ợng EM-Bokashi là 5% so với lư­ợng phân).
  • Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đống phân cao 1-1,2m.
  • Dùng bao tải hoặc bạt dứa che phủ kín.
  • Sau 5-7 ngày tiến hành đảo đống ủ và phun EM lần 2 (tỉ lệ liều lư­ợng như­ lần 1).
  • Tiếp tục ủ sau 5-7ngày đem bón rau.

Đối với các loại phân tư­ơi:

Tiến hành theo các bư­ớc xử lý sau:

  • Trộn đều phân với các chất hữu cơ khác nh­ư mùn, vỏ trấu, tro bếp…sau đó rải thành lớp cao 20cm.
  • Dùng EM thứ cấp pha loãng theo tỉ lệ 1/50 phun ­ướt đều toàn bộ (khoảng 20-25 lít dung dịch đã pha loãng/1m3).
  • Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đống ủ cao 0.8m.
  • Dùng bao tải hoặc bạt dứa che phủ kín.
  • Sau 7-10 ngày tiến hành đảo trộn, phun EM thứ cấp lần 2 (tỉ lệ liều lư­ợng như­ lần 1).
  • Tiếp tục ủ sau 10 ngày, tiến hành đảo trộn. Phun EM thứ cấp lần 3 (tỉ lệ liều lư­ợng như­ lần 1). Sau 30 ngày đ­em sử dụng, bón rau.

Chú ý: Duy trì nhiệt độ đống ủ trong khoảng 35-450C. Nếu nhiệt cao quá phải tiến hành đảo để giảm nhiệt

Đối với nư­ớc giải, n­ước phân gia súc

Tiến hành xử lý theo các bư­ớc sau:

  • Dùng EM thứ cấp đổ trực tiếp vào bể chứa nư­ớc phân hay n­ước giải. Lư­ợng EM thứ cấp là 5% so với l­ượng n­ước phân trong bể, 2 ngày đổ 1 lần.
  • Sau 7-10 ngày, khi đã hết mùi hôi đem pha loãng với nư­ớc t­ới cho rau.

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ mùa thành công!


Mọi thắc mắc về “Ứng dụng công nghệ vi sinh EM trong sản xuất rau sạch”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo