Tuyến Trùng Hại Rễ Trên Cây Cà Phê

Bệnh tuyến trùng hay còn gọi là bệnh vàng lá thối rễ, loại bệnh này khá nguy hiểm, có thể gây cho cà phê chết hàng loạt. Các loại tuyến trùng chích hút rễ gây vết thương hay các nốt sưng trên rễ tạo diều kiện cho các loại nấm xâm nhập gây hiện tượng thối rễ vàng lá.

Cà phê trồng lại trên các vườn cà phê già cỗi thường bị tuyến trùng và nấm phá hoại. Cây có triệu chứng vàng lá lúc giao mùa, mới dứt mưa, bắt đầu mùa khô. Vào mùa mưa ở Tây Nguyên đã có hàng trăm hecta cà phê bị bệnh, lá cây bị vàng và rụng, rễ bị tuyến trùng và nấm phá hoại nên có thể dùng tay nhổ lên dễ dàng.

Triệu chứng tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê

Trên rẫy cà phê thường xuất hiện một vài cây hay một vùng cây sinh trưởng kém trong khi các cây xung quanh sinh trưởng tốt. Triệu chứng do tuyến trùng gây ra có thể được chia làm 2 nhóm: trên mặt đất và dưới đất.

  • Đối với cà phê kiến thiết cơ bản:

Triệu chứng là cây bị chùn ngọn, vàng lá, cây bị nghiêng và dễ nhổ lên bằng tay. Bộ rễ tơ gần mặt đất phát triển mạnh, ở đầu rễ tơ bị u sưng  hoặc thối từng đoạn. Trường hợp bị nặng thì rễ cọc và rễ ngang có thể u sưng có kích thước lớn hoặc bị thối nặng.

Tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê - Rễ cọc cây cà phê con bị thối nặng, dễ nhổ lên bằng tay
Tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê – Rễ cọc cây cà phê con bị thối nặng, dễ nhổ lên bằng tay
  • Đối với vườn cà phê kinh doanh:

Triệu chứng thể hiện rõ là cây phát triển kém, chùn đọt, vàng lá. Rễ tơ bị thối đen từ chóp rễ vào, có nhiều cây rễ rễ bị u sưng thành từng  cục. Ở cây bị hại nặng, rễ lớn cũng bị thối từ lớp vỏ ngoài vào, cây không hấp thu được dinh dưỡng và chết.

Tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê
Tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê

Tuyến trùng rễ hại rễ trên cây cà phê ở tất cả các loại tuổi, tuy nhiên xuất hiện nhiều nhất ở những vườn cà phê già cỗi được tái canh. Thông thường bệnh xuất hiện sau năm thứ 3 trồng.

Tác nhân gây bệnh Tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê

Nguyên nhân gây vàng lá chính là do tuyến trùng thuộc các giống Pratylenchus, Meloidogne,…và nấm gây hại chính thuộc các chi Fusarium, Rhizoctonia

  • Tuyến trùng Pratylenchus spp. sẽ tạo ra các vết thương trên cả rễ tơ và rễ cọc, rễ có  màu nâu đen.
  • Tuyến trùng Meloidogyne spp. tạo những nốt sưng nhỏ ở rễ, cũng có thể là những vết sưng lớn và dài dọc theo rễ.
benh tuyen trung hai re tren cay caphe
Rễ cà phê xuất hiện những nốt sần do tuyến trùng gây hại.

Tác hại của bệnh là làm cây phát triển kém, vàng lá, chết. Bệnh lây lan nhanh và khó  phòng trừ làm ảnh hưởng đến độ đồng đều của vườn cây (giai đoạn kiến thiết cơ bản) và làm giảm năng suất.

Biện pháp phòng trừ tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê

1. Đối với cà phê trong vườn ươm:

Không sử dụng đất có nguồn tuyến trùng để ươm cây. Đối với những vườn ươm đã  sản xuất cây giống cà phê nhiều năm (> 2 năm) cần xử lý tuyến trùng trên cây con trong bầu bằng cách xử lý thuốc tuyến trùng trước sau đó xử lý thuốc trừ nấm bệnh.

caphe trong vuon uom

Thay đổi vị trí vườn ươm ngay khi phát hiện có tuyến trùng nằm trong vùng đất ươm cây.

Thuốc trừ tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê

  • Thuốc sinh học trừ tuyến trùng: Abamectin (Tervigo 020 SC); Clinoptilolite (Map Logic 90WP); Chitosan (Jolle 1SL, 40 SL, 50 WP); Cytokinin (Geno 2005 2 SL); Paecilomyces lilacinus (Palila 500 WP (5 x 109 cfu/g))
thuốc trị tuyến trùng cây tiêu tervigo 020SC
thuốc trị Tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê tervigo 020SC
  • Thuốc hóa học trừ Tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê: Benfuracarb (Oncol 20 EC); Carbosulfan (Marshal 5 GR); Ethoprophos (Vimoca 10 GR)…

Thuốc trừ nấm bệnh

  • Thuốc sinh học trừ nấm bệnh: Chaetomium cupreum (Ketomium 1.5 x 106 cfu/g bột); Trichoderma spp. (TRICÔ-ĐHCT 108 bào tử/g); Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP).
Chế phẩm trichoderma ngăn ngừa tuyến trùng gây hại
Chế phẩm trichoderma ngăn ngừa tuyến trùng gây hại
  • Thuốc hóa học trừ nấm bệnh: Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 WG); Cuprous Oxide (Norshield 58WP). Nồng độ xử lý theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

2. Đối với cà phê kiến thiết cơ bản và kinh doanh

  • Xử lý đất trước khi trồng mới:
    • Cày rà rễ nhiều lần, nhặt sạch các rễ cũ cà phê còn sót lại, thu gom và tiêu hủy (đối với cà phê trồng lại giai đoạn kiến thiết cơ bản).
    • Luân canh bằng các cây lương thực ngắn ngày hoặc cây phân xanh, đậu đỗ ít nhất trong 2 – 3 năm giai đoạn kiến thiết cơ bản).
    • Xử lý hố trước khi trồng: bón lót vôi (1 kg/hố), phân chuồng và phân lân.
  • Biện pháp canh tác: 
    • Trồng cây che bóng tạm thời bằng muồng hoa vàng (với cà phê kiến thiết cơ bản).
    • Trồng và duy trì cây che bóng, đai rừng chắn gió để vườn cây có năng suất ổn định.
      Tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê
      Tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê
    • Bón phân vô cơ cân đối theo độ phì đất, tăng cường bón phân hữu cơ, sử dụng phân bón qua lá để cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây.
    • Hạn chế cào bồn cà phê, xới xáo khi  bón phân để không làm tổn thương bộ rễ.
    • Không tưới tràn nước trong vườn, để tránh trường hợp bệnh lây từ vườn bệnh sang vườn không bệnh.
    • Kiểm tra vườn cây định kỳ để phát hiện sớm cây bị bệnh và xử lý kịp thời.
Hạn chế việc tưới tràn nước trong vườn
Hạn chế việc tưới tràn nước trong vườn

Biện pháp sinh học: 

  • Thuốc sinh học trừ tuyến trùng: Abamectin (Tervigo 020 SC); Clinoptilolite (Map Logic 90WP); Chitosan (Jolle 1SL, 40 SL, 50 WP); Cytokinin (Geno 2005 2 SL); Paecilomyces lilacinus (Palila 500 WP (5 x 109 cfu/g))…
  • Thuốc sinh học trừ nấm bệnh: Chaetomium cupreum (Ketomium 1.5 x 106 cfu/g bột); chế phẩm sinh học Trichoderma

Biện pháp hóa học:

  • Chỉ xử lý các cây bị bệnh nhẹ và cây xung quanh vùng bị tuyến trùng gây hại bằng một trong các thuốc trừ tuyến trùng sau đó xử lý thuốc trừ nấm bệnh. Nên xử lý thuốc 2 lần cách nhau 15 – 30 ngày để phòng và cô lập nguồn bệnh. Lưu ý, khi xử lý thuốc đất phải đủ độ ẩm.
  • Các loại thuốc có thể thay đổi hàng năm. Tùy thuộc vào việc có tham gia các tổ chức sản xuất cà phê bền vững hay không để lựa chọn các loại thuốc được cho phép sử dụng trong danh mục hàng năm:

Không sản xuất cà phê chứng nhận:

  • Sử dụng một trong các loại thuốc trừ tuyến trùng như: Benfuracarb (Oncol 20 EC); Carbosulfan (Marshal 5 GR); Ethoprophos (Vimoca 10 GR)… 
  • Sau đó xử lý một trong các thuốc trừ nấm: Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 DF); Cuprous Oxide (Norshield 58WP). 

Sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA:

  • Sử dụng một trong các loại thuốc trừ tuyến trùng Benfuracarb (Oncol 20 EC); Ethoprophos (Vimoca 10 GR)… 
  • Sau đó xử lý một trong các thuốc trừ nấm: Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 DF); Cuprous Oxide (Norshield 58 WP).

Lưu ý:

  • Nồng độ sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc.
  • Đối với thuốc nước lượng dung dịch thuốc sử dụng trên cà phê kiến thiết cơ bản là 2 – 3 lít dung dịch/cây, cà phê kinh doanh 4 – 5 lít dung dịch/ cây.
  • Không pha chung phân bón lá vào thuốc trừ tuyến trùng và thuốc trừ nấm bệnh. Chỉ sử dụng phân bón lá sau khi cây hồi phục.
  • Đào bỏ các cây bị bệnh nặng, thu gom và tiêu hủy.

Trích dẫn tài liệu wasi của Thạc sỹ Phạm Công Trí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo