KHÔNG BIẾT SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY GÂY RA HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Tối qua xem thời sự mới thấy chợ Nhật Tân- Hà Nội bị cháy. Đám cháy an bắt đầu tại gian hàng tạp hóa, có bình chữa cháy nhưng người dân không biết sử dụng để dập tắt nên làm đám cháy  lan rộng nhanh bắt sang gian hàng chăn, darp, gối , niệm, làm thiêu rụi cả khu chợ.  Điều đó cho thấy dân mình còn hời hợt làm gì cũng chỉ đối phó công an, làm giấy phép để khỏi phải bị phạt. Chính sự hời hợt đó đã gây hậu quả nghiêm trọng toàn bộ tài sản bị thiêu rụi mà cái lỗi là có mà không biết xài. Mua bình chữa cháy về chúng ta nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, chỉ vài động tác đơn giản chúng ta có thể cứu được tài sản cũng như tính mạng con người.

Có dịp đi ngang chợ Hiệp Bình Chánh – Thủ Đức có 1 xưởng in cũng bị cháy hoàn toàn mà lỗi là do chính chủ nhà, họ khởi động máy mà bị chập điện, cuối cùng có bình chữa cháy cũng không biết làm gì, mà nơi đó toàn chất liệu dễ cháy, nên đã thiêu rụi hoàn toàn xưởng in.

Một số người dân họ cứ nói là bình chữa cháy do không sử dụng tiếng Việt nên họ không biết. Nhưng thực chất trên bình minh họa rất rõ bằng ký hiệu. Nên công ty CP Đầu Tư TM DV  Tin Cậy khi bán sẽ hướng dẫn cụ thể để khách hàng dễ dàng sử dụng, chỉ vài động tác cơ bản là chúng ta có thể dập tắt nhanh chóng đám cháy. Đồng thời chúng tôi xin tư vấn thêm một số tác dụng của từng loại bình chữa cháy thông dụng để người dân có thể ứng cứu kịp thời,  không còn cảnh “ Mất bò mới lo làm chuồng”.

Bình CO2 chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. Trên bình thường ghi rõ CO2, hoặc MT2, MT3, MT5

Đặc điểm của loại bình này là có tác dụng làm loãng đám cháy, do đó không thể chữa ngoài trời mà chỉ chữa trong nhà. Nhưng do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể bình để chữa cháy trong phòng kín có người ở.

Ngoài ra, khi CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh là -73 độ C, đo đó người sử dụng không được phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình, vì sẽ bị bỏng lạnh.

Bình CO2 cũng không được sử dụng để chữa các chất cháy mà trong đó có gốc là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen…), vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn.

Bình chữa cháy CO2 SRI
Bình chữa cháy CO2 SRI

Bình bột: Có nhiều loại khác nhau, để chữa các vật liệu cháy có đặc tính khác nhau, được ký hiệu lần lượt là A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện).

Ví dụ, nếu bình ghi BC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí. Riêng loại ABCE có thể chữa cháy cả thiết bị điện.

binh-chua-chay-bot-kho-abc
Bình chữa cháy bột khô ABCE

Đặc điểm nổi bật của loại bình bột là khi dập xong đám cháy dễ bùng phát lại, do đó người dập lửa phải kiểm tra kỹ.

Bình bột cũng tuyệt đối không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị. Đối với chữa cháy trong môi trường làm việc có nhiều thiết bị điện tử máy móc như vậy chúng ta không nên dùng bình chữa cháy bột khô mà nên dùng khí chữa cháy FM200.

Hệ thống FM200
Hệ thống FM200

Ngoài ra khi hỏa hoạn xảy ra bất ngờ chúng ta có thể sử dụng các vật liệu quanh ta để ứng cứu kịp thời dập tắt đám cháy:

Cát: Dùng tốt trong việc dập cháy do chất lỏng, để ngăn ngừa chất lỏng lan ra (như cháy xăng dầu)

Chăn bông: Chăn bông tẩm nước rất hữu dụng trong việc bịt các khe hở ngăn khói, hoặc phủ lên người để chạy xuống cầu thang thoát hiểm (người chạy nên bò sát cách mặt sàn 40-60 cm, là nơi luôn có ôxi để thở), hoặc cháy bếp dầu, xe máy.

Nước: Không được dùng nước để cứu hỏa các trường hợp chất lỏng cháy (xăng, dầu), cháy thiết bị điện, hóa chất.

Mọi thắc mắc và thông tin tư vấn vui lòng liên hệ 028 2253 3535

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo