3 Phương Pháp Đo Độ Mặn Nước Nuôi Thủy Sản

Trong việc nuôi trồng thủy sản để cho năng suất cao và hiệu quả thì việc ổn định môi trường nước phù hợp là vô cùng quan trọng, cụ thể là độ mặn của nước. Độ mặn của nước ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và năng suất đến hầu hết các thủy, hải sản nước lợ và nước mặn. Vậy làm sao có thể xác định độ mặn môi trường nước nuôi để có thể tăng giảm tùy thuộc vào tập tính của từng loài thủy, hải sản?

Hiện nay có ba cách xác định độ mặn phổ biến như sau:

1. Đo độ mặn bằng cách tính tỷ trọng thông qua tỷ trọng kế hoặc tỷ trọng kế tay đòn:

Tỷ trọng là tỷ số của trọng lượng riêng chất cần đo và trọng lượng riêng của nước. Độ mặn và tỉ trọng là thuật ngữ thường được sử dụng để đo nồng độ muối trong môi trường nuôi trồng. Mặc dù độ mặn và tỉ trọng có quan hệ với nhau, nhưng hai thuật ngữ thì khá khác nhau và nên được hiểu theo nghĩa riêng của nó.

  • Độ mặn: được định nghĩa là lượng muối được hòa tan trong nước biển.
  • Tỉ trọng: được định nghĩa là tỉ số giữa tỉ trọng của dung dịch (tại nhiệt độ nhất định) trên tỉ trọng của nước tinh khiết (tại nhiệt độ nhất định)

Tỉ trọng phụ thuộc vào nhiệt độ, vì vậy muốn kết quả đo tỉ trọng đúng thì nhiệt độ phải đúng.

Nhiệt độ của nước biển quyết định giá trị đo tỉ trọng. Khi nước biển nóng lên, nó giãn ra. Và khi lạnh đi, nó co lại. Như là định luật chung của tự nhiên là khi nhiệt độ tăng thì tỉ trọng giảm và khi nhiệt độ giảm thì tỉ trọng tăng.

Tùy theo chất cần đo là chất gì mà người dùng có thể lựa loại tỷ trọng kế cho thích hợp. Thường thì phân ra 2 loại chính là: chất nặng hơn nước và chất nhẹ hơn nước. Và cũng tùy theo mục đích sử dụng mà trên tỷ trọng kế có nhiệt kế kèm theo hay ko nữa.

  • Nặng hơn nước thì dùng đo nồng độ muối – Tỷ trọng kế
Phương pháp đo độ mặn nước nuôi thủy sản
tỷ trọng kế đo độ mặn ao nuôi

2. Đo độ mặn bằng khúc xạ kế

Phần lớn các khúc xạ kế đều yêu cầu nguồn sáng khi đo vì các khúc xạ kế này đo nồng độ muối theo chỉ số khúc xạ.

Có hai loại phổ biến là khúc xạ kế cơ học và khúc xạ kế kỹ thuật số.

Khúc xạ kế cơ học là khúc xạ kế đo theo nguyên tắc ánh sáng có vận tốc khác nhau phụ thuộc vào tỉ trọng của môi trường truyền qua. Khi môi trường ít dầy đặt, ánh sáng sẽ truyền đi nhanh hơn. Khi ánh sáng truyền từ môi trường có tỉ trọng này sang môi trường có tỉ trọng khác, ánh sáng sẽ bị quay đi một góc, tia ánh sáng bị khúc xạ và hiển thị trên thang đo của khúc xạ kế.

Thao tác đo: Nhỏ một vài giọt nước (có chứa muối) lên trên lăng kính ở phía đầu của khúc xạ kế. Nước phải phủ đều và không được có bọt khí để đạt được kết quả chính xác. Đậy nắp trên lăng kính. Chỉnh độ đi-ốp cho phù hợp với mắt người đọc, và đọc số vạch chuyển màu trên ống ngắm.

Phương pháp đo độ mặn nước nuôi thủy sản
khúc xạ kế atago master s-millm

Khúc xạ kế kỹ thuật số: có khả năng đo nồng độ muối một cách chính xác bên cạnh đó nó còn bổ sung chức năng tự động bù trừ nhiệt độ đối với mẫu cần đo. Hoặc nó có thể đo được cả chỉ số khúc xạ đối với 1 số loại máy chuyên dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Thao tác đo: Nhỏ vài giọt mẫu nước cần đo lên lăng kính hoặc buồng chứa mẫu sau đó nhấn phím “Start” trên máy để bắt đầu đo khi đo xong cần vệ sinh lăng kính sạch sẽ sau đó nhấn phím “Zero” để đưa giá trị ban đầu về 0 và tiếp tục đo mẫu khác. Cần qua bước kiểm tra độ chính xác của máy trước khi sử dụng.

Phương pháp đo độ mặn nước nuôi thủy sản
Khúc xạ kế Atago Pal-06S

Một số loại khúc xạ kế thường gặp: Khúc xạ kế cơ học cầm tay, khúc xạ kế điện tử cầm tay, khúc xạ kế điện tử để bàn…

3. Máy đo độ mặn kỹ thuật số.

Máy đo độ mặn là phương pháp đo chính xác nhất và là phương pháp đo tin cậy được ứng dụng đo trong sản xuất công nghiệp.Dễ dàng sử dụng, tự động chuyển đổi, và đo được nhiều thông số chỉ trong một máy duy nhất.

Phương pháp đo độ mặn nước nuôi thủy sản
Máy đo độ mặn Hanna HI931100

Đo như thế nào: muối tồn tại dưới dạng ion Natri và ion Chloride mang điện tích dương và điện tích âm di chuyển tự do trong nước. Một khi trường điện từ xuất hiện, điện tích dương sẽ di chuyển về điện cực âm và điện tích âm sẽ di chuyển về điện cực dương, máy sẽ tính toán để cho ra kết quả đo.

Nguyên lý đo độ mặn:  dựa trên phương pháp đo độ dẫn điện của dung dịch. Muối trong dung dịch tồn tại ở dạng ion Sodium (Na+) và ion Chloride (Cl-). Khi số lượng ion Sodium và ion Chloride tăng lên, độ dẫn điện của dung dịch cũng tăng lên tương ứng vơi độ tăng của nồng độ muối. Sử dụng nguyên lý này, độ mặn được xác định bằng cách tính toán độ dẫn điện của dung dịch mẫu.

Thao tác đo: đơn giản bằng cách nhúng điện cực vào trong nước mặn (nước nuôi trồng thuỷ sản) và nhấn nút bật máy để trên màn hình hiển thị nhiệt độ (°C hoặc °F), độ mặn (ppt) và tỉ trọng.

Một số loại máy đo độ mặn thường gặp: Máy đo độ mặn điện tử hiện số kèm điện cực,

Phần lớn nước biển có thông số như sau:
1. Nhiệt độ: 22°C ~ 30°C
2. Độ mặn: 28 ~ 33 ppt
3. Tỉ trọng: 1.021 ~ 1.025
* Giá trị trên phụ thuộc vào từng khu vực địa lý khác nhau.


Mọi thắc mắc về “3 phương pháp đo độ mặn nước nuôi thủy sản”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo