Cơ Chế Xử Lý Phèn Của Men Vi Sinh Bio-Tc5

Đất nhiễm phèn là loại đất được hình thành ở vùng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Các sinh vật này bị phân huỷ yếm khí, giải phóng ra lưu huỳnh (S). Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh (S) sẽ kết hợp với nguyên tố sắt có sẵn trong phù sa tạo thành hợp chất Pyrite (FeS2).

Ao nuôi nhiễm phèn nặng - Cơ chế xử lý phèn của men vi sinh
Ao nuôi nhiễm phèn nặng – Cơ chế xử lý phèn của men vi sinh

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Khi tiếp xúc với không khí, pyrite trong đất ẩm bị oxy hóa, hình thành các oxít sắt và axít sulfuric. Axít sulfuric làm tan sắt và kim loại nặng trong đất như nhôm, kẽm, mangan, đồng từ đất. Kết quả là đất bị chua, nước pH thấp, và chứa các kim loại độc hại vượt quá ngưỡng chịu đựng của tôm cá (sắt: 0.2ppm, nhôm: 0.5ppm). Ảnh hưởng bất lợi cho hầu hết các loài thủy sản. Hơn nữa, Hàm lượng quá mức của pyrite dễ dàng bịt kín mang tôm cá. Dẫn đến sự hấp thụ oxy kém, kết quả là tôm cá bị stress và tỷ lệ chết gia tăng. Pyrite không được xử lý triệt để trong ao nuôi sẽ làm giảm năng suất và thậm chí mất hoàn toàn.

Nhiễm phèn rất khó gây màu nước - Cơ chế xử lý phèn của men vi sinh
Nhiễm phèn rất khó gây màu nước – Cơ chế xử lý phèn của men vi sinh

Vi khuẩn Bacillus spp. (trong chế phẩm BIO-TC5) có vai trò loại bỏ pyrite (FeS2) dư thừa trong ao nuôi trồng thuỷ sản qua các phản ứng như sau:

1. Phản ứng 1: Khởi đầu

Một lượng lớn pyrite (FeS2) được tiếp xúc không khí trong giai đoạn phơi khô ao. Sự tiếp xúc của pyrite với oxy gây ra phản ứng hòa tan của nó và sự oxy hóa tự nhiên của lưu huỳnh thành sulfate, hình thành sắt II (Fe2+) và axít sulfuric:

2 FeS2 + 7 O2 + 2 H2O -> 2 Fe2+ + 4 H2SO4

2. Phản ứng 2: Sản phẩm

Các sản phẩm của phản ứng 1 có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Thiobacillus spp. (có trong chế phẩm BIO-TC5), chúng oxy hóa sắt II (Fe2+) (có nguồn gốc từ pyrite) thành sắt III (Fe3+):

Fe2+ + ¼ O2 + H+ -> Fe3+ + ½ H2O

Sản phẩm của phản ứng là Sắt III (Fe3+) sẽ:

  • Một phần trở thành nguồn khoáng chất cung cấp cho tôm và tảo, vi khuẩn Thiobacillus spp và các vi sinh vật trong quá trình phát triển
  • Một phần tham gia vào phản ứng

3. Phản ứng 3: Chu kỳ tăng sinh

Sắt III (Fe3+): tiếp tục tham gia phản ứng với lượng pyrite dư thừa, hình thành nhiều sắt II (Fe2+):

FeS2 + 14 Fe3+ + 8 H2O -> 15 Fe2+ + 2 SO42- + 16 H+

Các sản phẩm của chu kỳ tăng sinh [sắt II (Fe2+) và axit sulfuric (H2SO4)] tham gia lại phản ứng 2. Kích thích sự sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus spp, tảo và tôm nuôi như một nguồn khoáng chất. (có trong chế phẩm BIO-TC5). Chế phẩm BIO-TC5 được sử dụng cho ao nuôi nhiễm phèn sắt (pyrite) sẽ giảm dần lượng phèn sắt tự nhiên theo con đường sinh học là nhờ nhóm vi sinh vật Bacillus sp. Kết quả cuối cùng: pyrite (FeS2) bị cạn kiệt, nhờ đó mang tôm cá được làm sạch, giảm stress và tỷ lệ chết cho tôm, cá.

Cơ chế xử lý phèn của men vi sinh
Cơ chế xử lý phèn của men vi sinh

Ngoài ra, Việc sử dụng chế phẩm EM định kỳ 7 ngày/lần trong ao nuôi thủy sản sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh và đối kháng với vi sinh vật có hại cho tôm, cá (vi khuẩn Vibrio spp.) qua các cơ chế như sau:

  1. Khả năng cạnh tranh về dinh dưỡng, sử dụng nguồn khoáng chất Fe3+ và nơi cư trú: nhóm vi khuẩn Bacillus spp. sinh ra các enzyme thuỷ phân (α-amylase, protease). Giúp phân giải các chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi (thức ăn dư thừa và phân tôm, cá) làm sạch nước ao, kiểm soát và ngăn chặn hiện tượng tảo bùng phát.
  2. Sinh ra các chất ức chế (kháng sinh), ức chế sự sinh trưởng nhóm vi sinh vật có hại.
Cơ chế xử lý phèn của men vi sinh
Cơ chế xử lý phèn của men vi sinh

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Video Xử lý phèn và khí độc bằng men vi sinh:


Mọi thắc mắc về “Cơ chế xử lý phèn của men vi sinh Bio-Tc5”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo